Hôm nay mình cảm thấy rất là oải với một số đối tượng làm cha mẹ.
Thực ra dạo này đã luyện được công phu "không bức xúc" nên hạn chế được rất nhiều rồi hoặc cơn bức xúc cũng sẽ qua đi nhanh thôi. Thế mà vấp phải mấy đối tượng làm cha mẹ kiểu "cố tỏ ra mình nguy hiểm" này làm mình thấy khó chịu ghê.
Trường hợp đầu tiên thì là một vị phụ huynh theo trường phái phim hình sự với chắc là fan cuồng của Conan. Vị này nằm lòng chiến thuật quan sát và suy luận. Ôi vãi chưởng! Chuyện là thế này. Vị ý cho con đi tiêm, lúc hút thuốc bằng xi lanh thì quan sát được là hút không hết, vẫn còn thuốc trong lọ => lo sợ là tiêm không đủ liều, không có tác dụng. Tiếp, sau khi tiêm xong thì thấy y tá đặt lại lọ thuốc trên bàn => Suy luận và thắc mắc tại sao không vứt luôn vào sọt rác? định dùng lại à?
Tóm lại là nghe xong thắc mắc cháu chỉ có thể thốt lên một câu: Ôi vãi chưởng! Sao các mẹ đưa con đi tiêm lại giỏi nghiệp vụ hình sự thế. Xong cháu còn ngồi ước: Ôi giá như mấy em "thạc sĩ" mới vào phòng cháu mà giỏi quan sát và suy luận như thế thì có phải là cháu sung sướng biết bao nhiêu không.
Nói chung là người trong nghề như cháu tất nhiên thấy 2 điểm kia chả có gì đáng ngờ cả. Thế nên cháu không muốn bàn đến vấn đề chuyên môn ở đây. Cháu chỉ bức xúc với cách xử sự của bậc cha mẹ đó trong tình huống này.
Thứ nhất, thay vì cần phải chăm chú quan sát con mình xem có biểu hiện gì lạ không thì lại để ý được đến cả người ta hút còn thừa bao nhiêu thuốc trong lọ. Ok, trường hợp này có thể xảy ra nếu như người đó đưa em bé đi tiêm cùng người khác, không trực tiếp bế đứa bé, bà/cô/bác gì đó bế bé, nên có thời gian và cơ hội để quan sát kĩ như vậy. Nếu vậy thì cháu rất ủng hộ tinh thần cảnh giác cao độ của gia đình đó.
Nhưng điều thứ hai là cháu không thể chịu được kiểu tại sao thấy vấn đề, lại còn đánh giá là vấn đề có nguy hiểm đối với con mình mà lại không lên tiếng ngay. Lại đi phản ứng theo kiểu giả vờ rón rén và im ỉm, xong lại về đi hỏi "người quen". Sẽ không có vấn đề gì nếu như họ hỏi trong tâm trạng hoang mang, cần xin ý kiến chuyên gia và có sự tin tưởng nhất định vào chuyên gia. Đằng này họ hỏi trong tâm trạng nghi ngờ, được người ta trả lời xong mà vẫn không theo xu hướng ủng hộ sự hồ nghi của họ thì họ vẫn sẽ hoang mang. Nói chung là họ chỉ hỏi để nói rằng họ đúng thôi chứ họ chả quan tâm xem thế nào là đúng là sai cả.
Điều thứ ba khiến cháu tức muốn xì khói đấy là cái thái độ "thượng đế" của các vị khách hàng sử bỏ tiền mua dịch vụ. Vô cùng đồng ý là các vị bỏ tiền ra mua dịch vụ thì các vị có quyền làm thượng đế của người ta. Chuẩn. Nhưng cái gì cũng phải có mức độ. Bỏ 1 triệu ra thì dĩ nhiên là khác với bỏ 10 triệu chứ. Hơn nữa thuận mua vừa bán, không cảm thấy hài lòng thì thôi cứ nhẹ nhàng mà lượn đi chọn nơi khác tốt hơn và đừng lèm bèm vì không ai phản đối cả đâu. Như thế là cách hành xử rất văn minh và cả hai bên đều sống rất vui vẻ. Mình vẫn thích một câu là "Hãy làm người tiêu dùng thông thái" vì nói thật là thượng đế mà ngu thì có muốn đỡ cũng mệt mỏi lắm. Đừng cậy ngu để dồn trách nghiệm cho người khác. Mà nếu chả may ngu thật thì cũng phải biết đường mà lên tiếng: Tôi ngu lắm, tôi không hiểu nổi tại sao ông bà lại làm như vậy. Phải lên tiếng thì người ta mới biết đường giải thích cho mà hiểu. Chứ đằng này lại tỏ ra nguy hiểm bằng cách im thì bó tay luôn.
Trường hợp thứ hai là một vị phụ huynh "trí thức". Ôi lại vãi chưởng lần hai vì trí với chả thức!
Nói thật là công nhận con ai người ý biết và lo và ngoài ra bản thân mình còn hay bị khinh là: Cô đéo đẻ thì cô đéo biết gì. Vâng, cháu vẫn công nhận vậy. Nhưng thực sự ra mà nói, cháu cũng đã từng là "nạn nhân" của các vị phụ huynh nhà cháu. Thế nên cháu cũng rất thấu hiểu thế nào là sự "trí thức" của các vị phụ huynh. Có nhà thì là kiểu xù lông nhím, bọc con trong bóng kính, cách ly với đời. Lại có nhà thì ra vẻ dân chủ này nọ, hiểu biết này nọ, rất chịu khó nghiên cứu sách vở nọ kia để áp dụng, nhưng tiếc là đếch biết con mình rơi vào loại nào để giở sách tham khảo cho đúng trang, đúng bài. Rất ít vị phụ huynh thật sự có bản lĩnh và có khả năng hỗ trợ sự phát triển của con. Phải thừa nhận là rất ít. Và để phân biệt giữa loại rởm và loại xịn ý mà, cũng chả khó lắm đâu, cứ nhìn vào chính vị phụ huynh đó là hiểu thôi. Một kẻ mọt sách chính cống, tự tin thái quá (tự tin là vì đọc sách nhiều mà :))), nói thật là hơi rởm đời vì đọc nhiều quá nhưng không biết phải áp cái gì vào với cái gì, lúc nào cũng tỏ ra là biết rất nhiều, nhưng mà đến lúc gặp việc thì lại tỏ ra là rụt rè, khiêm tốn, kiểu ta đây quan trọng mà. Ôi vãi lúa. Xong khó đỡ nhất là cái kiểu thích tỏ ra mình nguy hiểm (mà sợ nhất quả đấy luôn), rất hay tỉa đểu mà không dám tỉa công khai, lại chơi kiểu tỉa ngầm. Ếu mịa, tỉa ngầm thì tỉa làm ếu gì cho mệt. Bố khỉ! Chỉ biết nghĩ có lợi cho mình mà không cần biết đến ảnh hưởng cho người khác. Nhưng mà nếu ngu hẳn đi, hoặc đểu hẳn đi thì còn dễ chịu. Đằng này rất nửa mùa mới tức xì khói ra chứ :)) Ôi mệt nhất là cái loại nửa mùa đấy vì lúc nói ra mọi người chưa chắc đã có ai hiểu được, may ra thì có một số ít người hiểu nổi sự bất cập của cái sự "nửa mùa" này. Điên vãi lúa luôn ý! Phát rồ lên ý!
Thôi, xả một tí thế thôi nhể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét