Ôi, tình cảnh bề ngoài thì là thế nhưng trong tâm cũng chẳng yên.. tự dưng cứ bị bấn loạn, rối bời, sao sao ấy...
Vấn đề to lớn, to tát quốc gia đại sự đến mức đụng đâu cũng thấy. Trong phòng làm việc cũng bàn tán xôn xao. Trên facebook thì tràn ngập. Mình chẳng muốn động đến. Quan điểm của mình rõ rồi, bình tĩnh và tỉnh táo. Mình chỉ có chút cảm giác không yên thôi, linh cảm lộn xộn một chút. Thêm nữa có một chút ngứa mắt với những kẻ a dua theo phong trào mà chả tự nhìn lại mình gì cả. Vậy thôi. Cái này nhiều người tỉnh táo cũng đã nhận ra, cũng đã ngứa mắt, và quan trọng là họ đã có những lời lẽ đủ bình tĩnh và xác đáng hơn mình để lên tiếng về vấn đề này rồi. Vậy là mình cũng mừng. Cũng yên tâm hơn. Cảm ơn. Chỉ biết nói có vậy. Và sẽ quay về cái chốn riêng tư của mình để tiếp tục làm những việc mình cho là đúng để góp sức cho Tổ quốc. Như thế thiết thực hơn. Mỗi người có khả năng riêng mà.
Vấn đề nhỏ hơn, tương lai của một đàn em, thế hệ sau. Ờ cũng là cái duyên cái nợ để mình gặp cô Liên, để rồi giúp người thì phải giúp cho chót. Nghĩ vậy và làm vậy. Nhưng đến giờ cô nhờ hỏi xin việc cho đứa cháu thì mình suy nghĩ nhiều lắm. Giờ hỏi trực tiếp chị Nga thì cũng được thôi nhưng mình chẳng biết gì để có thể nói. Cũng chẳng có thế để mà tự tin lên gặp sếp Đạt như chị Loan. Và nói thật là mình cũng hiểu hiểu cái gọi là giới trẻ hiện nay nên mình cũng biết mà chẳng muốn nói. Cũng khó xử. Tự dưng đâm cứ lan man suy nghĩ mãi. Thì cũng là tự rút ra từ kinh nghiệm bản thân nên mới thế.
Ôi.
----
Hôm nay bạn mình chia sẻ cái này trên fb.
"-Final clubs not finals clubs-"
The Social Network 2010 mở màn bằng đoạn hội thoại giữa Mark và Erica. Có rất nhiều bạn, nhất là các bạn nhiều cảm xúc, không hiểu câu này của Mark.Có chút gì của bản thân của mình trong này. Có điều mình là kẻ rất cực đoan trong nhận định nhưng lại không cực đoan trong tranh luận :))
Thể loại người lý tính (rational) như cả Mark thật lẫn nhân vật Mark trong film có xu hướng tách cái tôi (ego) ra khỏi thực tại (reality / fact). Loại người này khó chịu khi thấy fact bị dẫn sai, và có nỗi thôi thúc sửa cái sai đó. Hệ quả là họ tranh luận không phải để thắng, mà là để chỉnh fact cho đúng, hoặc trừu tượng hơn là để tìm chân lý. (Định nghĩa "chân lý" của người rational chưa chắc giống cách hiểu về "chân lý" của người ít rational).
Người không có xu hướng này thường cảm thấy bị xúc phạm (offended) hoặc ít nhất là khó chịu (annoyed) khi bị chỉnh, và dễ cho rằng đối phương kiêu ngạo. Thật ra tranh luận thắng không mang lại cảm giác khoan khoái cho ego của người rational, mà họ chỉ muốn fact và logic đúng thôi. Họ ít nhạy với cảm xúc của người khác; bù lại, họ ít cảm thấy bị xúc phạm khi người khác chỉnh họ bằng lập luận đúng. Không hẳn họ mất khả năng liên hệ cảm xúc với người khác (interpersonal), nhưng họ bị thôi thúc bởi fact và ưu tiên cho fact hơn.
Thường người nhạy cảm thường cảm thấy "thằng này cố hơn mình à?" Thật ra trong đầu thằng rational diễn ra như sau: "cái fact / logic nó nói sai rồi, phải sửa vầy mới đúng" chứ không có nhu cầu hơn người khác.
Sau khi quan sát 4 năm thì tôi thấy tách biệt ego và fact là một khả năng chứ không chỉ là thiên hướng. Khả năng này đặc biệt quan trọng cho một số công việc: nghiên cứu khoa học, trader, gambler chuyên nghiệp, một cách quản lý. Có thể đặt fact và thực tại lên trước cảm xúc và ego là có thể thấy mình sai và chuyển hướng ngay lập tức mà không níu kéo chi phí đã bỏ ra (sunk cost) hay rủi ro thanh danh ngắn hạn.
Khả năng này không phải ai cũng sẵn sàng đánh đổi để có. Đánh đổi gì? Likeability, quan hệ tốt với người xung quanh.
---
À, lúc nãy không ngủ được đành lang thang trên mạng, lại yahoo và kenh14, rồi tự dưng lại gặp video bài Season in the sun - Westlife. Kỉ niệm một thời xưa cũ đấy. Lời bài hát buồn nhưng nghe giai điệu rất tươi sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét