Truyện ngắn dưới đây là truyện mình tình cờ tìm được lúc google cái keyword truyện ngắn Minh Nhật. Chẳng là bạn Ali vừa nhờ mình tìm hộ quyển truyện ngắn của bác đấy mà. Nên thử google xem bác đấy là ai. Thế là ra cái truyện ngắn này. Duyên lắm. Vừa nói chuyện với bạn Ali xong. Đọc mà thấy bạn ý giống giống nhân vật chính. Sống ở cái thế giới của riêng mình. Thẳng thắn. Chân thành. Chẳng cần để ý lắm đến người khác thế nào...
---------------------
Than hoa - Truyện ngắn của ĐỖ NHẬT MINH
Thứ ba, 17/09/2013 - 07:31 AM (GMT+7)
http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/van-nghe/truyen-ngan/item/21191202-than-hoa-truyen-ngan-cua-do-nhat-minh.html
Tôi tin rằng ở thành phố trung du bé nhỏ, tuềnh toàng này không ai lại
có một chậu cảnh lạ lẫm như gã. Người ta chơi cảnh bằng cây, bằng hoa
còn gã lại chơi than, mà lại than hoa.
Cả tường hoa ngắn cun củn ở sân hẹp sau nhà mặt phố của gã có duy nhất
chậu sành cao chừng năm mươi phân, rộng khoảng ba gang tay, xếp một hình
than khác lạ. Gã gắn kết những mẩu, viên than thành một bức tượng. Một
khối than cao chừng sáu mươi phân với một bên hình cánh cung, một bên
vuông vức. Tôi nghĩ đây là hình tam giác cách điệu mà cạnh huyền là
đường cong, và cũng có thể mường tượng là người ngồi - một cạnh là lưng,
một cạnh là chân duỗi và đường cong chính là tay đưa xuống. Nhưng nếu
đứng từ xa lại trông na ná như ngọn lửa, ngọn đuốc. Ấy là tôi suy đoán
vậy, chứ gã chẳng bao giờ giải đáp. Có lần tôi gặng hỏi, gã gắt: "Muốn
nghĩ cái gì cũng được, tùy mỗi người. Ông không có óc tưởng tượng à?"
Tôi rất bực cách nói chất chưởng, bề trên của gã dù tôi với gã bằng tuổi
nhau, nhưng biết tính gã đành nén chịu. Vả lại, tôi vốn là người nhu
mì, rất sợ cãi vã, sinh sự.
Tôi biết gã cũng là tình cờ mà tôi phải hàm ơn. Một lần xế chiều đi làm về, xe đạp tôi tuột xích bên đường. Cái xích tuột oái oăm. Nó kẹt giữa lốp với càng, líp với trục, cứ lắp được chỗ này lại trật chỗ khác. Tôi đầm đìa mồ hôi, lóng ngóng với chiếc xích ương ngạnh. Bỗng có tiếng nói ráo hoảnh ở phía trước:
- Cái mã ông có làm đến tối cũng không xong.
Tôi ngẩng đầu lên. Cạnh quán nước trên vỉa hè, một gã chạc tuổi tôi khoanh tay trước ngực nhìn tôi với vẻ khinh khỉnh. Tôi phát bực chẳng nhẽ vặc nhau, đành bấm bụng nhịn, giả như không nghe thấy, cố hì hụi làm với sự tuyệt vọng.
- Thôi, vác xe lên đây, tôi làm cho - gã nói với giọng dửng dưng.
Giá gần nhà, chắc chắn tôi không thèm sự giúp đỡ của gã nhưng trời đã sắp tối rồi, mà nhà tôi còn cách đây bốn, năm cây số.
- Nào dắt xe mau lên. Không lấy tiền đâu mà lo.
Tôi ngượng ngập vác xe lên vỉa hè.
Gã thủng thẳng quay vào trong nhà mang ra các dụng cụ sửa xe.
- Xích nhão lắm rồi. Chùng thế này thì chỉ đi một đoạn lại tuột thôi.
Sau câu nói lạnh lùng ấy, gã không thèm nhìn mặt tôi, cặm cụi làm với động tác thuần thục.
Tôi rụt rè hỏi:
- Ông là thợ chữa xe đạp à?
Gã chậc lưỡi:
- Cũng có thể gọi là như thế.
Loáng cái, gã đã chặt xong mắt xích, nối với nhau, lắp đàng hoàng.
- Ông đoảng và vụng lắm - gã nhìn tôi rất nhanh như đoán xem tôi là lớp người nào.
Tôi gượng gạo cười:
- Cám ơn ông. Bao nhiêu tiền ạ?
- Bỏ chuyện ấy đi. Xin chào.
Gã cười khảy, chầm chậm xách đồ lề vào nhà. Bỗng gã dừng lại trước quán nước, xẵng giọng:
- Này bà Lụa, bà để thùng rác thế kia không biết ngượng à? Bỉm, băng, bông vứt lung tung.
- Cái Nhung đấy. Tôi đã bảo nó không nghe.
Có tiếng con gái xoe xóe cất lên từ trong nhà cạnh đó:
- Chó hàng phố nó tha. Ông không phải lo, chốc nữa sẽ có người chuyên dọn. Đúng là lắm chuyện! Rỗi hơi!
Gã nhấm nhẳng:
- Đúng là tôi rỗi hơi. Cũng vì rỗi hơi nên tôi sẽ gảy những thứ mà chó tha vào trong nhà cô.
Rất nhanh, gã kiếm được chiếc que gỗ ở rìa đường, hất mạnh một băng dính về trước cửa nhà cô gái.
Một bà già to béo phục phịch chạy ra:
- Tôi xin anh. Để tôi bảo cháu dọn vào thùng rác.
Sau hôm ấy, tôi thi thoảng đến chơi với gã. Quả là gã gây cho tôi ấn tượng.
Nhà gã tiếng là ở mặt phố nhưng chiều rộng chỉ chừng ba mét và chiều dài khoảng chục mét. Đó là căn nhà hẹp nhất, cũ kỹ nhất trong dãy phố bề thế này. Lần nào cũng vậy, gã trò chuyện với tôi bằng cái giọng trống không khinh khỉnh, thường lảng tránh câu hỏi về mình. Nhưng qua mấy người hàng phố, tôi biết gã sống đơn độc. Con trai gã làm việc gì đó ở Hà Nội, thi thoảng trong năm mới tạt về. Vợ gã bỏ gã theo một ông buôn bán trên Lạng Sơn từ khi đứa con mới vào lớp một. Nghe nói bà ta giàu lắm.
Nhìn khối hình than trên chậu, tôi hỏi gã:
- Hình như ông cũng học hội họa?
Gã cười nhạt:
- Cũng gọi là. Giỏi thì không nhưng chẳng đến nỗi dốt như một vị quan chức tỉnh nhìn bức tượng gỗ thiếu nữ lại vu cho là dâm ô, bắt phải thu hồi.
- Có phải chuyện bức tượng của họa sĩ Lê Liên Lâm?
- Ông cũng biết à?
Chuyện này xảy ra đã lâu, chừng hai chục năm. Tôi biết việc ấy là nhờ người anh con ông bác làm ở Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh. Anh ấy còn cho tôi xem bức ảnh chụp tác phẩm đó với lời giải thích, bình luận. Đó là bức tượng gỗ thiếu nữ hân hoan với bộ ngực đồ sộ. Đôi vú ngồn ngộn cách điệu của nàng trông từa tựa như một cánh võng, như một chiếc thuyền, lại giống một cánh chim, một nụ cười rạng rỡ. Bức tượng ấy trông hao hao một mầm cây, một nốt nhạc. Trong ngày triển lãm mỹ thuật toàn tỉnh, khi xem bức điêu khắc đó, ông quan chức nổi giận, ra lệnh cho ông giám đốc đang đứng xun xoe bên mình phải lập tức bỏ ngay. Ngay sau đó, ông giám đốc hầm hầm cho người quẳng bức tượng vào nhà kho, gọi tác giả tới, bắt làm kiểm điểm. Một cuộc cãi vã tay đôi giữa Lê Liên Lâm và ông giám đốc vừa được thăng chức.
Kết thúc, tác giả giận dữ tự chặt đứt đốt ngón tay mình và tuyên bố dõng dạc không bao giờ làm nghề ở quê hương này nữa. Anh ta trở ra Hà Nội, làm một họa sĩ tự do.
Tôi hỏi gã:
- Ông là người nhà của Lê Liên Lâm à?
Gã chặc lưỡi:
- Cũng có thể coi như thế.
- Tôi được nghe kể, bức tượng ấy về sau được trao giải thưởng mỹ thuật trung ương?
- Đúng vậy.
- Thế mà ai đó nói rằng, chính tác giả đã quẳng bức tượng ấy xuống chuôm.
- Đúng vậy - gã lạnh lùng nhìn tôi - Nhưng đã có một người am hiểu tý chút nghệ thuật nhảy xuống đưa bức tượng đó lên và sau đấy lẳng lặng ra Hà Nội nộp cho người có trách nhiệm và là người bạn thân tình, quý trọng tác giả. Rốt cuộc, vàng vẫn là vàng - gã nhếch mép cười.
- Bây giờ Lê Liên Lâm ra sao?
Gã lại chặc lưỡi:
- Ra sao hả? Ông ta đang là giám đốc một công ty mỹ thuật nổi tiếng ở Thủ đô, đã được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, tác giả nhiều tượng đài toàn quốc. Thế thôi! Gã nói bằng cái giọng điềm nhiên rồi quay mặt về bức tượng than của mình.
Được dịp, tôi hỏi:
- Ngoài bức tượng này, ông có định tạo hoa, tạo con vật bằng than không?
Gã lơ đãng: - Để làm gì nhỉ?
- Chơi chứ còn làm gì nữa.
Gã cau có nhìn tôi:
- Thế ông tưởng tác phẩm này của tôi mà ông ngắm là trò chơi tiêu khiển à? Vậy ra ông cũng tầm thường, chứ không như tôi tưởng. Có thể hơi quá lời. Xin lỗi nhé.
Giọng gã dịu lại, và câu cuối nghe như thầm thì. Điều đó làm tôi nguôi giận. Và thật bất ngờ, lần đầu tiên từ khi gặp, gã tới chiếc tủ ly nhấc ra một chai rượu mầu hồng ngâm một rễ cây gì đó, rót ra chén, mời tôi.
"Đã lâu lắm rồi, tôi không uống rượu, vì rượu vào, tôi rất dễ mềm lòng, vả lại quen rượu sẽ sinh thói xấu, mang tiếng - gã uống chầm chậm từng hơi một - Có lần, ông hỏi chuyện vợ con tôi. Phải, tôi bỏ vợ. ấy là vì vợ tôi thất đức, chuyên buôn bán hàng giả, hàng độc hại, khiến nhiều người bệnh tật, tử vong. Vợ tôi chẳng cửa hàng cửa hiệu gì, chỉ chuyên chạy mối những thứ phi pháp cho các chủ hàng ăn, chủ hiệu thuốc tư nhân, và sau này buôn bán cả ma tuý. Tội như vậy nhưng vẫn chăm chắm chùa chiền, là con hương đệ tử nhiệt thành, luôn miệng rao giảng về đạo lý nhà Phật. Tôi căm ghét nhất thói ấy, thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo. Bao lần tôi nhẹ nhàng khuyên giải nhưng vợ tôi mồm loa mép giải, nói năng hết sức cục cằn...
Gã chống tay lên cằm, buồn bã nhìn tôi đang tránh cặp mắt gã để nhìn chếch bức tượng.
Thế đấy. Vậy là sau cuộc cãi vã ầm ĩ nhất, cô ta đùng đùng bỏ đi, theo ông thầy tử vi kiêm buôn bán hàng tiêu dùng ở Lạng Sơn.
Đi bộ đội về, chẳng bằng cấp gì, tôi xin làm chân bảo vệ ở Trung tâm Triển lãm tỉnh. Ở đó tôi gắn bó với Lê Liên Lâm, một họa sĩ kém tôi hai tuổi, tài năng, tếu táo, bộc trực. Anh ta thấy tôi ham học đã giảng giải cho tôi về đồ họa, điêu khắc, cả lụa, sơn mài. Tôi bắt chước mầy mò làm...
Gã đã uống hết chén rượu, giục tôi cạn, đoạn rót tiếp chén đầy.
"Bây giờ dân phố đây toàn dùng bếp ga, chẳng ai dùng bếp than tổ ong. Nhiều hôm tôi thấy trên lòng đường, vỉa hè, trong cống rãnh, đống rác rất nhiều than hoa rơi vãi, chẳng ai thèm nhặt. Thế rồi một hôm tôi gom nhặt nó để rửa, phơi khô. Thế đấy - gã lim dim mắt như hồi tưởng lại câu chuyện. Rồi gã im bặt. Rồi gã mở to mắt chằm chằm nhìn tôi - Tôi đã về hưu, sống bằng đồng tiền ít ỏi. Thi thoảng thằng con về, quẳng cho ít tiền.
Cũng đủ sống. Mà tôi có đòi hỏi cao sang gì. Hiện giờ tôi như một người đang lơ đễnh ngồi, có thể sẽ nằm xuống mãi mãi nhưng cũng sẵn sàng đứng dậy. Ông cũng như tôi thôi. Ai cũng vậy mà. Phải không nào? - Gã giơ chén rượu lên như bảo tôi cụng rồi lại khẽ khàng đặt xuống - Ông bảo than hoa có giá trị gì không? Bảo có cũng được. Bảo không cũng được. Nó, hoặc là nguội lạnh hoặc là ngọn lửa.
Chỉ cần chúng ta biết nhìn nó, sử dụng nó thế nào. Thế đấy!".
Tôi biết gã đã ngà ngà say. Khi đã như vậy thì sẽ nói hết sự thật. Hậu tửu thổ chân ngôn mà. Tôi ngồi im, lặng lẽ chờ nghe gã thổ lộ.
Đột nhiên có điện thoại trên bàn.
Gã đi tới nhấc máy, mủm mỉm cười -một nụ cười hiếm hoi mà tôi chưa bao giờ bắt gặp.
- Mấy giờ? Nhất trí. Ok. Sẵn sàng - Gã quay sang tôi - Lê Liên Lâm. Mai hắn có việc qua đây, rủ tôi đi chơi cùng.
- Vậy ra ông với Lâm vẫn gắn bó?
Gã hể hả:
- Đương nhiên - nhất là từ khi hắn về Hà Nội. Hắn chẳng bao giờ quên việc bức tượng thiếu nữ vứt xuống chuôm được trao tận tay cho người bạn mỹ thuật thủ đô - gã chậc lưỡi - Việc nhỏ ấy mà. Ơn huệ gì.
Gã dừng lời, lát sau nhẹ nhàng bảo tôi:
- Ông có thích chơi than không?
Nếu thích, kiếm sẵn than đi, than hoa nhé, rồi tôi sẽ tới nhà tạo cho một bức tượng. Nhưng mà - gã ngập ngừng, chăm chắm nhìn tôi - nhưng mà ông có ý tưởng gì trong đầu? - Gã nhíu lông mày - Ông là người thế nào nhỉ?
Gã trừng trừng nhìn như muốn đoán định ý nghĩ của tôi. Và cuối cùng không hiểu vì lẽ gì, gã lặng lẽ quay lại đăm đăm nhìn vào bức tượng của mình...
Tôi biết gã cũng là tình cờ mà tôi phải hàm ơn. Một lần xế chiều đi làm về, xe đạp tôi tuột xích bên đường. Cái xích tuột oái oăm. Nó kẹt giữa lốp với càng, líp với trục, cứ lắp được chỗ này lại trật chỗ khác. Tôi đầm đìa mồ hôi, lóng ngóng với chiếc xích ương ngạnh. Bỗng có tiếng nói ráo hoảnh ở phía trước:
- Cái mã ông có làm đến tối cũng không xong.
Tôi ngẩng đầu lên. Cạnh quán nước trên vỉa hè, một gã chạc tuổi tôi khoanh tay trước ngực nhìn tôi với vẻ khinh khỉnh. Tôi phát bực chẳng nhẽ vặc nhau, đành bấm bụng nhịn, giả như không nghe thấy, cố hì hụi làm với sự tuyệt vọng.
- Thôi, vác xe lên đây, tôi làm cho - gã nói với giọng dửng dưng.
Giá gần nhà, chắc chắn tôi không thèm sự giúp đỡ của gã nhưng trời đã sắp tối rồi, mà nhà tôi còn cách đây bốn, năm cây số.
- Nào dắt xe mau lên. Không lấy tiền đâu mà lo.
Tôi ngượng ngập vác xe lên vỉa hè.
Gã thủng thẳng quay vào trong nhà mang ra các dụng cụ sửa xe.
- Xích nhão lắm rồi. Chùng thế này thì chỉ đi một đoạn lại tuột thôi.
Sau câu nói lạnh lùng ấy, gã không thèm nhìn mặt tôi, cặm cụi làm với động tác thuần thục.
Tôi rụt rè hỏi:
- Ông là thợ chữa xe đạp à?
Gã chậc lưỡi:
- Cũng có thể gọi là như thế.
Loáng cái, gã đã chặt xong mắt xích, nối với nhau, lắp đàng hoàng.
- Ông đoảng và vụng lắm - gã nhìn tôi rất nhanh như đoán xem tôi là lớp người nào.
Tôi gượng gạo cười:
- Cám ơn ông. Bao nhiêu tiền ạ?
- Bỏ chuyện ấy đi. Xin chào.
Gã cười khảy, chầm chậm xách đồ lề vào nhà. Bỗng gã dừng lại trước quán nước, xẵng giọng:
- Này bà Lụa, bà để thùng rác thế kia không biết ngượng à? Bỉm, băng, bông vứt lung tung.
- Cái Nhung đấy. Tôi đã bảo nó không nghe.
Có tiếng con gái xoe xóe cất lên từ trong nhà cạnh đó:
- Chó hàng phố nó tha. Ông không phải lo, chốc nữa sẽ có người chuyên dọn. Đúng là lắm chuyện! Rỗi hơi!
Gã nhấm nhẳng:
- Đúng là tôi rỗi hơi. Cũng vì rỗi hơi nên tôi sẽ gảy những thứ mà chó tha vào trong nhà cô.
Rất nhanh, gã kiếm được chiếc que gỗ ở rìa đường, hất mạnh một băng dính về trước cửa nhà cô gái.
Một bà già to béo phục phịch chạy ra:
- Tôi xin anh. Để tôi bảo cháu dọn vào thùng rác.
Sau hôm ấy, tôi thi thoảng đến chơi với gã. Quả là gã gây cho tôi ấn tượng.
Nhà gã tiếng là ở mặt phố nhưng chiều rộng chỉ chừng ba mét và chiều dài khoảng chục mét. Đó là căn nhà hẹp nhất, cũ kỹ nhất trong dãy phố bề thế này. Lần nào cũng vậy, gã trò chuyện với tôi bằng cái giọng trống không khinh khỉnh, thường lảng tránh câu hỏi về mình. Nhưng qua mấy người hàng phố, tôi biết gã sống đơn độc. Con trai gã làm việc gì đó ở Hà Nội, thi thoảng trong năm mới tạt về. Vợ gã bỏ gã theo một ông buôn bán trên Lạng Sơn từ khi đứa con mới vào lớp một. Nghe nói bà ta giàu lắm.
Nhìn khối hình than trên chậu, tôi hỏi gã:
- Hình như ông cũng học hội họa?
Gã cười nhạt:
- Cũng gọi là. Giỏi thì không nhưng chẳng đến nỗi dốt như một vị quan chức tỉnh nhìn bức tượng gỗ thiếu nữ lại vu cho là dâm ô, bắt phải thu hồi.
- Có phải chuyện bức tượng của họa sĩ Lê Liên Lâm?
- Ông cũng biết à?
Chuyện này xảy ra đã lâu, chừng hai chục năm. Tôi biết việc ấy là nhờ người anh con ông bác làm ở Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh. Anh ấy còn cho tôi xem bức ảnh chụp tác phẩm đó với lời giải thích, bình luận. Đó là bức tượng gỗ thiếu nữ hân hoan với bộ ngực đồ sộ. Đôi vú ngồn ngộn cách điệu của nàng trông từa tựa như một cánh võng, như một chiếc thuyền, lại giống một cánh chim, một nụ cười rạng rỡ. Bức tượng ấy trông hao hao một mầm cây, một nốt nhạc. Trong ngày triển lãm mỹ thuật toàn tỉnh, khi xem bức điêu khắc đó, ông quan chức nổi giận, ra lệnh cho ông giám đốc đang đứng xun xoe bên mình phải lập tức bỏ ngay. Ngay sau đó, ông giám đốc hầm hầm cho người quẳng bức tượng vào nhà kho, gọi tác giả tới, bắt làm kiểm điểm. Một cuộc cãi vã tay đôi giữa Lê Liên Lâm và ông giám đốc vừa được thăng chức.
Kết thúc, tác giả giận dữ tự chặt đứt đốt ngón tay mình và tuyên bố dõng dạc không bao giờ làm nghề ở quê hương này nữa. Anh ta trở ra Hà Nội, làm một họa sĩ tự do.
Tôi hỏi gã:
- Ông là người nhà của Lê Liên Lâm à?
Gã chặc lưỡi:
- Cũng có thể coi như thế.
- Tôi được nghe kể, bức tượng ấy về sau được trao giải thưởng mỹ thuật trung ương?
- Đúng vậy.
- Thế mà ai đó nói rằng, chính tác giả đã quẳng bức tượng ấy xuống chuôm.
- Đúng vậy - gã lạnh lùng nhìn tôi - Nhưng đã có một người am hiểu tý chút nghệ thuật nhảy xuống đưa bức tượng đó lên và sau đấy lẳng lặng ra Hà Nội nộp cho người có trách nhiệm và là người bạn thân tình, quý trọng tác giả. Rốt cuộc, vàng vẫn là vàng - gã nhếch mép cười.
- Bây giờ Lê Liên Lâm ra sao?
Gã lại chặc lưỡi:
- Ra sao hả? Ông ta đang là giám đốc một công ty mỹ thuật nổi tiếng ở Thủ đô, đã được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, tác giả nhiều tượng đài toàn quốc. Thế thôi! Gã nói bằng cái giọng điềm nhiên rồi quay mặt về bức tượng than của mình.
Được dịp, tôi hỏi:
- Ngoài bức tượng này, ông có định tạo hoa, tạo con vật bằng than không?
Gã lơ đãng: - Để làm gì nhỉ?
- Chơi chứ còn làm gì nữa.
Gã cau có nhìn tôi:
- Thế ông tưởng tác phẩm này của tôi mà ông ngắm là trò chơi tiêu khiển à? Vậy ra ông cũng tầm thường, chứ không như tôi tưởng. Có thể hơi quá lời. Xin lỗi nhé.
Giọng gã dịu lại, và câu cuối nghe như thầm thì. Điều đó làm tôi nguôi giận. Và thật bất ngờ, lần đầu tiên từ khi gặp, gã tới chiếc tủ ly nhấc ra một chai rượu mầu hồng ngâm một rễ cây gì đó, rót ra chén, mời tôi.
"Đã lâu lắm rồi, tôi không uống rượu, vì rượu vào, tôi rất dễ mềm lòng, vả lại quen rượu sẽ sinh thói xấu, mang tiếng - gã uống chầm chậm từng hơi một - Có lần, ông hỏi chuyện vợ con tôi. Phải, tôi bỏ vợ. ấy là vì vợ tôi thất đức, chuyên buôn bán hàng giả, hàng độc hại, khiến nhiều người bệnh tật, tử vong. Vợ tôi chẳng cửa hàng cửa hiệu gì, chỉ chuyên chạy mối những thứ phi pháp cho các chủ hàng ăn, chủ hiệu thuốc tư nhân, và sau này buôn bán cả ma tuý. Tội như vậy nhưng vẫn chăm chắm chùa chiền, là con hương đệ tử nhiệt thành, luôn miệng rao giảng về đạo lý nhà Phật. Tôi căm ghét nhất thói ấy, thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo. Bao lần tôi nhẹ nhàng khuyên giải nhưng vợ tôi mồm loa mép giải, nói năng hết sức cục cằn...
Gã chống tay lên cằm, buồn bã nhìn tôi đang tránh cặp mắt gã để nhìn chếch bức tượng.
Thế đấy. Vậy là sau cuộc cãi vã ầm ĩ nhất, cô ta đùng đùng bỏ đi, theo ông thầy tử vi kiêm buôn bán hàng tiêu dùng ở Lạng Sơn.
Đi bộ đội về, chẳng bằng cấp gì, tôi xin làm chân bảo vệ ở Trung tâm Triển lãm tỉnh. Ở đó tôi gắn bó với Lê Liên Lâm, một họa sĩ kém tôi hai tuổi, tài năng, tếu táo, bộc trực. Anh ta thấy tôi ham học đã giảng giải cho tôi về đồ họa, điêu khắc, cả lụa, sơn mài. Tôi bắt chước mầy mò làm...
Gã đã uống hết chén rượu, giục tôi cạn, đoạn rót tiếp chén đầy.
"Bây giờ dân phố đây toàn dùng bếp ga, chẳng ai dùng bếp than tổ ong. Nhiều hôm tôi thấy trên lòng đường, vỉa hè, trong cống rãnh, đống rác rất nhiều than hoa rơi vãi, chẳng ai thèm nhặt. Thế rồi một hôm tôi gom nhặt nó để rửa, phơi khô. Thế đấy - gã lim dim mắt như hồi tưởng lại câu chuyện. Rồi gã im bặt. Rồi gã mở to mắt chằm chằm nhìn tôi - Tôi đã về hưu, sống bằng đồng tiền ít ỏi. Thi thoảng thằng con về, quẳng cho ít tiền.
Cũng đủ sống. Mà tôi có đòi hỏi cao sang gì. Hiện giờ tôi như một người đang lơ đễnh ngồi, có thể sẽ nằm xuống mãi mãi nhưng cũng sẵn sàng đứng dậy. Ông cũng như tôi thôi. Ai cũng vậy mà. Phải không nào? - Gã giơ chén rượu lên như bảo tôi cụng rồi lại khẽ khàng đặt xuống - Ông bảo than hoa có giá trị gì không? Bảo có cũng được. Bảo không cũng được. Nó, hoặc là nguội lạnh hoặc là ngọn lửa.
Chỉ cần chúng ta biết nhìn nó, sử dụng nó thế nào. Thế đấy!".
Tôi biết gã đã ngà ngà say. Khi đã như vậy thì sẽ nói hết sự thật. Hậu tửu thổ chân ngôn mà. Tôi ngồi im, lặng lẽ chờ nghe gã thổ lộ.
Đột nhiên có điện thoại trên bàn.
Gã đi tới nhấc máy, mủm mỉm cười -một nụ cười hiếm hoi mà tôi chưa bao giờ bắt gặp.
- Mấy giờ? Nhất trí. Ok. Sẵn sàng - Gã quay sang tôi - Lê Liên Lâm. Mai hắn có việc qua đây, rủ tôi đi chơi cùng.
- Vậy ra ông với Lâm vẫn gắn bó?
Gã hể hả:
- Đương nhiên - nhất là từ khi hắn về Hà Nội. Hắn chẳng bao giờ quên việc bức tượng thiếu nữ vứt xuống chuôm được trao tận tay cho người bạn mỹ thuật thủ đô - gã chậc lưỡi - Việc nhỏ ấy mà. Ơn huệ gì.
Gã dừng lời, lát sau nhẹ nhàng bảo tôi:
- Ông có thích chơi than không?
Nếu thích, kiếm sẵn than đi, than hoa nhé, rồi tôi sẽ tới nhà tạo cho một bức tượng. Nhưng mà - gã ngập ngừng, chăm chắm nhìn tôi - nhưng mà ông có ý tưởng gì trong đầu? - Gã nhíu lông mày - Ông là người thế nào nhỉ?
Gã trừng trừng nhìn như muốn đoán định ý nghĩ của tôi. Và cuối cùng không hiểu vì lẽ gì, gã lặng lẽ quay lại đăm đăm nhìn vào bức tượng của mình...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét