Ngồi một chỗ đón giao thừa 2 nước
http://vn.news.yahoo.com/ng%E1%BB%93i-m%E1%BB%99t-ch%E1%BB%97-%C4%91%C3%B3n-giao-th%E1%BB%ABa-2-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-041540499.html
(TNO) Nói đến thành phố ngã ba sông, người Việt thường nghĩ ngay đến Việt Trì, Phú Thọ. Việt Trì, nơi sông Lô vốn là phụ lưu tả ngạn của sông Hồng hợp lưu cùng sông Mẹ (sông Hồng còn được gọi là sông Thao).
Vi phạm luật giao thông còn chém công an
Minh bạch giá cước trên truyền hình
Hoa đào biên giới
Thật ra phải gọi là ngã tư sông vì có thêm sông Phó Đáy
(phụ lưu của sông Lô) cùng góp mặt. Lào Cai mới là thành phố ngã ba
sông chính hiệu. Sông Nậm Thi, còn gọi là sông Ngâu, sông Ngưu; đổ vào
sông Hồng thành ngã ba ôm trọn thành phố Lào Cai, địa đầu tổ quốc. Bên
kia ngã ba là thị trấn Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Lào Cai, trọng điểm của du lịch của Tây Bắc với Sapa, núi Fasipan,
núi Hàm Rồng, thác Bạc, bản Cát Cát, chợ phiên Bắc Hà, ruộng bậc thang Y
Tý… Ít ai biết Lào Cai là thành phố ngã ba sông thơ mộng, chứng nhân
lịch sử của bao dâu bể thăng trầm, gắn liền mối quan hệ 2 nước Việt -
Trung.Chẳng biết từ lúc nào, khi chờ khách đi chợ Cốc Lếu hoặc đợi tàu xuôi về Hà Nội, tôi thường tha thẩn dọc ngã ba sông, ngắm bên này Lào Cai, bên kia Hà Khẩu (Trung Quốc). Thích nhất là vào quán Nắng, nhâm nhi cà phê, nghe 2 dòng sông thầm thì kể chuyện và gió xuân về ríu rít đùa vui. Sông Hồng mùa này trong xanh tĩnh lặng, êm đềm như tiếng mẹ ru. Sông Nậm Thi ít xanh hơn nhưng cũng điệu đàng nắng sớm.
Xuân về trên vùng đất biên giới Lào Cai
Người Việt, người Hoa đều có thói quen viếng đền, chùa đầu năm mới. Ở Lào Cai, khi giao thừa vừa sang là dòng người lũ lượt đổ về đền Thượng và đền Mẫu, bên cạnh dòng Nậm Thi, cầu quốc thái dân an, gia cang hạnh phúc, non sông vững bền. Đền Mẫu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII. Đền thượng thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, xây dựng từ cuối thế kỷ XVII trên gò Mai Lĩnh, còn gọi là núi Hỏa Hiệu. Đây là vị trí chiến lược, dân quân nước Việt từng dùng lửa làm hiệu lệnh chống giặc. Tương truyền Đức Thánh Trần từng đến đây thị sát phòng tuyến chống quân Mông Cổ vào cuối thế kỷ XIII.
Đồng bào dân tộc thiểu số tại thị trấn Sa Pa, huyện Si Ma Cai, Lào Cai những ngày Tết
“Đứng trước đền Quốc Công tôi hỏi các cụ già : Sao những cổng đền thường quay về hướng Bắc ? Các cụ cười - rung - chòm râu thưa, “Phía ấy - ngày xưa - thường - có giặc !”
35 năm trước, thành phố Lào Cai từng bị san bằng, đền Thượng bị phá hủy. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, thành phố và cả đền Thượng được xây dựng lại “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Người Việt nhắc lại chuyện xưa để đề cao cảnh giác, hành xử đúng mực và trân trọng hòa bình.
Nói như anh Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Lữ hành quốc tế Lào Cai: “Mỗi người dân vùng biên ải đều là một chiến sĩ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh lãnh thổ, vun đắp tình hữu nghị”. Gặp những người dân Hà Khẩu, họ ngại nhắc lại chuyện xưa. Ai cũng mong muốn hòa bình để yên ổn làm ăn. Xảy ra xung đột thì bên nào cũng thiệt và người dân đều khổ. Người Việt, người Hoa đều có niềm tin và ước mơ tương tự.
Xuống chợ ngày Xuân
Một chiếc cầu treo trong phong cảnh hữu tình ở Lào Cai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét