Người ăn tết khắp thế giới
http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%83n-t%E1%BA%BFt-kh%E1%BA%AFp-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-232047701.html
(TNTS Xuân) Khởi đầu hơi muộn hơn so với bạn bè mê xê dịch, mãi đến năm 27 tuổi anh Nguyễn Chí Linh mới bắt đầu chuyến hành trình du lịch của mình. Ngoài khám phá những miền đất mới, tìm hiểu về văn hóa khắp nơi thì thưởng thức ẩm thực địa phương cũng là lý do thúc đẩy anh đặt dấu chân qua nhiều châu lục từ Á đến Phi, từ châu Âu qua châu Mỹ. Anh đã dành 8 năm cho hành trình qua 61 quốc gia.
Ngày tết cổ truyền ở Việt Nam
thường rơi vào tháng 1 hay tháng 2, trong khi ngày tết của các quốc gia
Trung, Tây Á và Ấn Độ lại rơi vào tháng 3. Rong chơi qua những nền văn
hóa khác nhau trong những ngày xuân và khám phá những món ăn cổ truyền
luôn là điều thú vị.
Ăn tết ở đất nước Nghìn lẻ một đêm Nhiều người “ham” nước lạ, đi nhiều nhưng khó có ai ghi nhớ từng chi tiết như anh Linh. Anh Linh thường cố ý chọn các chuyến đi chơi sao cho trùng với ngày tết năm mới ở nước sở tại. Có năm, anh ăn tết của người Ba Tư, ở xứ sở của câu chuyện Nghìn lẻ một đêm nổi tiếng.
Anh Chí Linh vẫn còn nhớ “đĩa mùi vị” trong dịp Tết Ugadi của người Ấn Độ. Theo ngôn ngữ Sanskrit, “Ug” có nghĩa là “tuổi” và “adi” nghĩa là “bắt đầu”. Ugadi có nghĩa là “bắt đầu tuổi mới”. Tùy từng vùng khác nhau mà những tộc người khác nhau ở Ấn Độ lại có những tên gọi cho ngày tết cổ truyền của họ. Cũng tùy theo cách tính lịch saka khác nhau mà Tết Ugadi không có ngày cố định trong năm, có khi rơi vào tháng 3 nhưng đôi khi lại nằm trong tháng 4.
Khi đi theo “con đường tơ lụa” đến đất nước Kyrgyzstan, anh Linh may mắn được một gia đình người bản địa mời thưởng thức một bữa cơm truyền thống của họ. Trong bữa cơm, có 2 món ăn đặc biệt theo hai trường phái khác nhau là cơm plov, giống kiểu cơm chiên của người phương bắc và món mì besh barmak của miền nam được nấu chung với thịt gà, hoặc thịt cừu, ngựa, dê... Bữa cơm đầm ấm không khí gia đình khiến anh nhớ mãi.
Tết ở châu Phi xa xôi
Đầu năm 2013, anh Nguyễn Chí Linh lần đầu tiên ăn tết ở châu Phi. Hai quốc gia anh đến là Kenya và Tanzania. Dù là quốc gia theo đạo Hồi, cũng ăn bốc nhưng tết cổ truyền của 2 quốc gia ở phía đông Phi châu lại trùng với lịch dương của người phương Tây.
Mỗi mùa xuân, khi bạn bè quây quần bên gia đình, tết của anh Linh lại là những kỷ niệm mùa xuân “giong buồm” đến vùng đất xa lạ mừng năm mới với những người lạ mà như thân thương từ lâu lắm rồi.
Những cái nhất của chợ - Bày bán trái cây mà trưng bày đẹp thấy muốn ăn phải kể đến chợ ở khu vực Trung Đông. - Mứt chà là “ngon mắt” nhất là ở Ma Rốc. - Chợ bán món nướng hấp dẫn nhất là ở phố Nam Kinh, Bắc Kinh (Trung Quốc). - Chợ gia vị rực rỡ nhất cũng tại Ma Rốc. - Chợ có người Việt bán hàng nhiều nhất là chợ Sĩ Liên ở Đài Loan. - Chợ mua đồ không trả giá là các chợ đồng giá ở Nhật. - Chợ bán vàng hoành tráng nhất là Dubai. - Chợ bán cá ấn tượng nhất là Oman vì người mua người bán đều bận áo truyền thống dishdasha. - Chợ huyền thoại nhất là Muttrah ở Oman và Grand Bazaar ở Thổ Nhĩ Kỳ. - Chợ kỳ lạ nhất là chợ Container ở Kyrgyzstan. - Chợ ăn hải sản rẻ nhất là bến tàu ngư phủ ở San Francisco (Mỹ). - Chợ mua trái cherry ngon nhất là chợ người Việt ở Úc. - Chợ sắc màu nhiều nhất là chợ vải Azam, Pakistan. - Chợ bán đồ ăn nhiều nhất là ở Chang Mai, Thái Lan. |
Nguyên TrangẢnh: Nguyễn Chí Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét