Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Một vòng thế giới - Phần 1: Langenfeld - cái làng bé nhỏ và đáng yêu

Trong vòng một tháng qua mình đã đi qua bao nhiêu nơi, gặp bao nhiêu người.
Vậy mà thực ra cảm giác khác biệt không là bao. Vẫn thấy vậy, vẫn phởn phơ vì những lý do cũ và vẫn ấm ức với những lý do cũng như trước. Chỉ khác là cảm nhận của mình với một vài vấn đề rõ ràng, sâu sắc hơn trước, một số cái trước đây mới chỉ mơ hồ thì giờ rõ ràng hơn rồi.
Và buồn cười nhất là đi bốn phương trời thì về đến nơi mới gặp phải quả thấy ấn tượng nhất (chả hiểu sao lại thế nữa, chắc là do đây là quả cuối hoặc đến lúc đấy mới thật sự tự do để mà là chính mình mà cảm nhận nên mới ấn tượng vậy chăng): một anh tài xế xe buýt 40k từ Nội Bài về Hà Nội. Anh sinh năm 73 và vừa bỏ cô vợ sinh năm 88. Câu chuyện rất vớ vẩn thường ngày thôi. Nhà ở đâu? (để còn biết đường xuống bus chỗ nào cho gần ^^). Thế ở đấy lâu chưa? Nhà có mỗi hai vợ chồng thôi hả? Chồng đi đâu mà lại phải tự đi bộ về thế này? - Không, em ở với bố mẹ. Sinh năm bao nhiêu em? - 88 ạ. - Mậu Thìn à? - Vâng. - Cô lại kén rồi, học cao quá xong lại chả tìm được anh nào ưng hả? - Em còn đang bận chơi đã anh ạ, mà chọn sai chồng còn khổ hơn là không chọn được. Cứ từ từ, vội gì đâu ạ. - Sợ chọn sai chồng á? Tuổi này rồi, chín chắn quá rồi, còn gì chưa chơi nữa. Anh còn vừa bỏ cô vợ bằng tuổi em đây. - Á, thế á? Thế anh sinh năm bao nhiêu ạ? - 73. - Á, anh lấy vợ trẻ thế á! (Thế thì bảo sao... - hehe đoạn này lẩm bẩm hơi to, không biết ông anh có nghe thấy không?) - Nếu ai cũng như em thì đàn ông ế hết à! - Ối giời, bọn bạn em toàn thấy con gái ế chứ con trai có đứa nào ế đâu. - Thế có cô nào giới thiệu cho anh...
Buồn cười với ông anh. Nhưng mà may mà gặp ông này làm cho ngày của mình nó tươi tắn lên hẳn.
Vui.
Gặp lại Hà Nội trong cái cảnh mưa phùn lướt thướt, phố phường ướt nhẹp. Nhiệt độ thì rét một tí thôi, thực ra là với mình là mát vì vừa ở chỗ 10 độ C về thì rét ở Hà Nội thế này đã là gì đâu. Con bé lại còn lếch thếch kéo xềnh xệch cái vali hơn 20 kg + đeo cái balo hơn 10 kg + cái túi lủng lẳng (tổng trọng lượng vali+balo cân bằng cân của Vietnam airlines ở sân bay Frankfurt là 31,1kg đới) đi bộ từ bến xe Kim Mã về cái tổ cú của nó thì còn nóng toát mồ hôi ra í chứ.
Ngày em đi ... may mà lúc kéo vali ra đầu ngõ chờ xe đón giời không mưa, mỗi tội nóng. Mặc áo dài tay, hơi len vì sợ đi máy bay và xuống sân bay sẽ sốc nhiệt thành ra cũng nóng chảy mỡ chả khác hôm về.
Ngày em về... giời mưa lướt thướt. Đúng cái đặc trưng mưa phùn gió bấc của Hà Nội đây mà. Yêu quá.
---
Mình gặp nhiều người trên đường đi. Phần này sẽ nói về Langenfeld, đoạn đầu của chuyến phiêu du nhé.
Những người có thể gọi là đồng nghiệp ở ARTES vì cùng hoạt động trong ngành, cùng hợp tác. Trong công việc thì mình không nói đến, ở đây chỉ nói đến những cảm nhận về con người đời thường của họ thôi. Andreas thì thân thiện, chu đáo, trìu mến chắc vì tính thích đồ ngọt, thỉnh thoảng lại bị đãng trí. Bác ý còn đưa mình đi xem chợ Weihnachts (Christmas) ở Oberhausen Centro nữa, còn chỉ cho mình nhiều thứ hay, đồ trang trí truyền thống người Đức làm hoặc nhập từ TQ, đồ hiện đại, hạt hạnh nhân bọc đường thơm giòn ăn mãi không chán này (mình đã hiểu vì sao bụng Andreas lại to như thế hehe), món kẹo các loại hạt ngào đường siêu đắt, mấy em vịt ngộ nghĩnh làm quà cho Michaela. Chị Michaela thì đáng yêu, dễ thương vô cùng, chắc là giống 2 em mèo của chị ấy (một em 2kg và một em 8kg!!), mỗi tội hay hút thuốc. (Mình mong 2 người này thành đôi quá đi ^^) Các chị và các bạn khác nữa, chị tóc ngắn, mặt tròn, béo béo ngồi cạnh Michaela hay cười vui tính và làm công việc giống mình, tổng quản + đặt đồ, bạn Senisha đến từ Serbia chuyên làm lên men, mấy bạn gái gặp trong lab, đi ăn cùng, bạn gái người châu Á chỉ chỗ đi chợ, mấy bạn con trai gặp hôm đi ăn trưa ở Post, có bạn còn giúp mình khênh cái xe đạp lên nữa... Có một cô lớn tuổi, trông rất nhân hậu, chuyên làm việc chuẩn bị môi trường và rửa dụng cụ thì phải. Còn hai bác giám đốc Michael và Melanie chắc là hai vợ chồng thì trông siêu ngầu và phong độ, có một em cún hơi đanh đá một tí. Nói chung là không khí làm việc thật thoải mái với mình còn với các bạn làm ở đấy chắc cũng không đến nỗi nào đâu vì mọi người đều vui vẻ và thân thiện mà.
Hai vợ chồng bác chủ nhà mình ở thì cũng thân thiện và dễ tính. Bác ấy còn cho mình mượn hẳn cái xe đạp điện 2000eu, mặc dù bác ấy chỉ cho phép đi đến chỗ làm và phải cất vào tận kho chứ không được để ngoài trời vì bác ấy sợ mất. (Oskar-Erbslöh-Straße 70, Langenfeld, Đức) Nhà mình là một tầng bán hầm của nhà bác ấy, có phòng tắm, hành lang nhỏ, một phòng khách liền bếp view ra vườn trước, có ghế sofa kéo ra được làm giường và một phòng trong có giường, bàn làm việc và cái tủ cực to, view ra vườn sau nhà bác chủ. Mình cảm thấy rất yêu cái chỗ be bé xinh xinh ấy.
Ở cái làng Langenfeld bé nhỏ này, mình gọi nó là "làng" từ sau khi gặp bác bán hàng ở Thiên Phú - Aisa markt (Asia Markt, 76 Hauptstraße, Langenfeld, Đức). Ôi người Việt Nam đầu tiên gặp ở Đức, hình như cũng là người châu Á đầu tiên gặp ở Đức luôn và cũng là người Việt Nam duy nhất gặp được ở cái làng đấy. Thật may gặp được bác ấy nên có gạo mà ăn, lại còn gạo rất ngon nữa, chứ không ăn mỳ ống một tháng liền chắc mình cũng ra đi mất. Bác ấy chỉ bán hàng ở đấy chứ không ở làng này, bác ấy bảo cái "làng" này bé tí nên chỉ bán đến 4 giờ chiều thứ 6 thôi, thứ 7 và chủ nhật nghỉ. Ôi mà đấy, dân ở đây nghỉ ngơi đầy đủ lắm. Các cửa hàng cũng chỉ bán thứ 7, đa số chỉ buổi sáng, một vài chỗ cả ngày thôi, còn chủ nhật thì họ nghỉ hết, kể cả siêu thị hoặc chỗ bán đồ ăn. Hôm mình đến là chủ nhật, Andreas bảo không có chỗ nào bán đồ ăn đâu nên đã mang cho bọn mình nào là bánh mì, nước hoa quả, kẹo socola, 1 hộp sốt cà chua, 2 chai nước lọc, 2 quả táo, 2 quả chuối, 2 cuộn giấy vệ sinh, kiểu sợ bọn mình bị đói í. Mà ở đây buồn cười là cứ nước đóng chai là có ga, chỉ có là ít hay nhiều mà thôi. Hic. Uống xong cứ gọi là tha hồ ợ, mà mình thì đã hay đầy khí trong bụng thì chớ, mệt lắm. Hôm mình đến là chủ nhật, buổi chiều đi tha thẩn ra trung tâm cái làng í xem thế nào thì gặp một hội chợ, mở trong thư viện của làng, mọi người mang đồ thủ công, len, búp bê, đồ trang trí giáng sinh, đồ cũ, đồ cổ... đến các gian hàng bày bán. Ở trong trung tâm thương mại ở đấy thì các shop đóng cửa hết nhưng cũng có các gian hàng kiểu flea market bán ở hành lang. Chỉ lạ là ở đấy thấy toàn các cụ, toàn người lớn tuổi là chủ yếu. Kiểu như mình đi lạc vào viện dưỡng lão nào ý. Mãi đến hôm sau, mình mới nhìn thấy có người trung niên với thanh niên đi lại ở các trung tâm làng ấy. Đúng là dân số châu Âu đang già đi trông thấy thật.



Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Con người

Con người ta ở đâu cũng vậy thôi. Sướng khổ tại mình cả. Mình nghĩ mình sướng, mình vui là đúng mình sướng, mình vui thật. Còn mà tự thân mình nghĩ mình khổ thì đúng mình khổ thật.
Trong vòng 6 ngày, mình gặp bao nhiêu người, nghe bao nhiêu chuyện... cuối cùng thì mình vẫn thấy cái lập luận trên là đúng.
Trong vòng 6 ngày, mình đi từ Langenfeld lên Berlin, từ Berlin đi Brno, đi Vienna, đi Praha, rồi lại ngồi tàu trở về Langenfeld. Mình "gặp" rất nhiều người, cả gặp trực tiếp hay chỉ nghe kể không thôi. Mỗi con người, mỗi một câu chuyện lại làm mình nhận ra nhiều điều. Cuộc sống của ai cũng phải bươn chải cả nhưng mức độ vất vả thì tùy theo mình muốn, tùy theo tham vọng của mình. Người hạnh phúc là người hiểu được giá trị của sự đánh đổi, được mất trong cuộc sống. Được cái này thì sẽ mất cái kia, không thể nào khác được. Biết chấp nhận sự đánh đổi đó và biết điểm dừng thì mới thanh thản, sống mới thoải mái được.
Mong muốn trong cuộc sống của mình chả có gì hơn là mình cho đi sự yêu thương và mình cũng muốn nhận lại được sự yêu thương. Mình cũng là kẻ ích kỉ, bình thường thôi, cho đi là cũng muốn được nhận lại. Như vậy mình mới cảm thấy được tôn trọng, mình mới có cái tự tin, có cái neo để sống. Thế nên người khác có thể bảo mình ích kỉ, nhưng mình sẽ không làm khác, sẽ vẫn chọn con đường mình đã chọn. Vì thực sự mình đã cảm thấy mình quá vất vưởng, quá bơ vơ. Mình chẳng thể hiểu được tại sao mình lại không cảm thấy được yêu thương như thế, mình không cảm thấy lưu luyến gì hết cả. Giờ nhắc đến nước mắt lại lưng tròng vì cái cảm giác tủi thân vì không hiểu vì sao lại thế. Mình chả bao giờ có cảm giác ghen tỵ khi nghe chuyện người khác kể về tình cảm gia đình vì mình hiểu mỗi nhà một khác, mình hiểu là họ chỉ đơn giản là nhận đúng được những gì họ xứng đáng nhận được mà thôi. Mình chỉ tủi thân là mình không nhận được những gì mình đáng được nhận. Mình đâu có đòi hỏi gì hơn đâu.
Đêm hôm, ngồi tàu, rỗi việc, cảm xúc lại trào dâng...
- Note on the way back "home" - Viết trên tàu IC từ Praha về Langenfeld.
Ghi chú trong lưu trữ • Đã chỉnh sửa 26 thg 11, 2015

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Berlin - Brno 23.11.15

Đang ngồi trên tàu đi Brno từ Berlin. Vừa tạm biệt Hà sau 2 ngày ở với Hà, gặp lại Hà sau bao nhiêu năm xa cách, từ tận 2007 Hà về chơi.
Mình có cái khác người là mình cứ đi mà không có đích đến, cũng không có nguồn gốc ra đi, không có cái bến cảng để trở về, cũng không có cái gì neo giữ cả.
Không có nơi xuất phát, đích đến hay trở về có lẽ cũng không phải là quan trọng lắm. Mình cứ nhẹ nhàng mà đi, cũng chả vướng bận gì. Ghé nơi này một chút, thăm nơi kia một tẹo. Cứ vậy thôi. Thích đâu thì dừng đó.
Nhưng có lẽ kiểu như vậy thích hợp với 1 tháng xê dịch này chứ bình thường cứ ở một chỗ mà chả có cái gì để neo mình lại với nơi đấy thì cũng mệt.
Thường cái neo đấy của mọi người là gia đình, như kiểu với Hà thì là Timmy vậy.
Mình chẳng có cái neo đấy, chẳng cảm thấy gì neo mình lại được cả.
Có đôi lúc cũng cảm thấy cảm giác băn khoăn vui vui rằng một người nào đó có thể đã là cái neo của mình chăng? Nhưng rồi có lúc lại chợt quá tỉnh táo mà nhận ra rằng, "à, thì ra không phải vậy đâu", thì bỗng lại chợt buồn. Buồn một chút thôi. Rồi cũng qua. Lại cảm thấy mình tự do trôi nổi.
Nói một cách bi quan, đáng thương thì mình không nơi nương tựa. Nhưng lạc quan mà nói thì là mình chẳng vướng bận gì.
Đôi khi cũng thấy thật tủi thân. Nhưng bây giờ cũng quen, quen đến mức gần như vô cảm rồi.
Giờ bước chân đến đâu cũng cảm thấy thật thân quen. Gặp gỡ con người nào cũng cảm thấy gắn bó. Khi rời chân đi cũng biết là chắc chả bao giờ gặp lại nhưng cũng không quá buồn, quá lưu luyến. Nhớ một chút, thương một chút, rồi thôi. Đâu có lưu giữ được gì... ngoài những ánh mắt, nụ cười trìu mến, yêu thương, từ những người có khi là xa lạ, chỉ vừa gặp mặt được có vài giờ, vài phút thôi.
* Hình ảnh là quả táo của một chị tên Thư cho. Chị ngồi cùng khoang tàu trên đường từ Berlin sang Tiệp. Một cuộc gặp gỡ tình cờ, một tình cảm mến thương.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Thế giới phẳng

Một ngày thu nắng vàng óng trải trên con phố đầy cây xanh. Nắng vàng lên rực rỡ sau mấy ngày trời âm u. Trong hàng người xếp hàng bên ngoài cổng đại sứ quán, con bé là mình đang đứng ôm tập hồ sơ xin visa dày cộp bỗng được hỏi một câu: Em có thích sống hay làm việc ở nước ngoài không?
Con bé rất nhanh, bật ra câu trả lời luôn: Không, chị ạ. Em thích sống ở đây hơn.
---
Thực ra thì câu hỏi này mình đã nghĩ đến nhiều rồi nên mới trả lời nhanh và chắc chắn vậy.
Câu hỏi trước đây đơn giản hơn. Không cần phải là nước ngoài mà là một nơi nào đó khác thôi. Câu trả lời chắc vẫn thế.
Không phải mình không tự tin vào khả năng xoay sở, thích nghi của bản thân để mà không dám hay không thích sống và làm việc ở một nơi khác. Không, chắc chắn là không phải thế. Mình rất tự tin. Và mình còn mong có cơ hội để được sống và làm việc ở một nơi thật xa nơi đây, nơi mà mình đã mất gần hết những mối dây neo giữ rồi.
Chỉ là đặt ra sự so sánh giữa các nơi chốn và sự thích thú thì câu trả lời cho câu hỏi ở trên sẽ là "Không" mà thôi.
...
Mình là một con bé không có nguồn cội, không biết nhớ nhà, không có gì neo giữ cả.
Mình nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia rất phẳng. Ít nhất là với những gì mình đã từng nhìn thấy thì mình thấy nó phẳng thật.
Mình có một khả năng tuyệt vời là tự biết thế nào là vui vẻ.
Trong một thế giới phẳng, mọi thứ là tương tự ở mọi nơi. Sự an toàn, những mối nguy hiểm. Cơ hội và thách thức. Niềm vui, nỗi buồn. Ở mọi nơi bạn đều có thể nhìn thấy và gặp phải tất cả những thứ như vậy với xác suất tương tự nhau. Ở đâu cũng có những con người làm cho trái tim bạn thấy ấm áp và có cả những người khiến trái tim bạn tổn thương vì cảm giác lạnh lẽo.
Vậy thì sự khác biệt ở đây chỉ còn là chính con người bạn thôi.
Trong môi trường lớn, cái vòng tròn to nhất thì xã hội là phẳng. Nhưng vòng tròn lớn của xã hội thì là rất nhiều những tập con, những vòng tròn con, nhỏ hơn, gọi là cộng đồng. Bản lĩnh của bạn đến đâu? Bạn càng có đủ tự tin, càng có thể thích nghi với nhiều môi trường, nhiều cộng đồng khác nhau thì thế giới đối với bạn sẽ càng phẳng mà thôi.
Trái tim của bạn cảm thấy thế nào? Bạn có thấy lạc lõng với cộng đồng xung quanh không? ... Những câu hỏi tương tự như vậy, về chính những gì bạn cảm nhận lại thể hiện độ lì cảm xúc của bạn. Về điều này thì độ lì cảm xúc càng cao, tức là niềm vui nỗi buồn của bạn càng ít bị ảnh hưởng bởi những tác động từ xung quanh thì thế giới với bạn cũng càng phẳng.
Vậy đó.
Vậy là với mình, độ lì cảm xúc cao, sự tự tin cũng lớn, cộng với cảm nhận rõ ràng về thế giới phẳng thì địa điểm nào với mình cũng thế cả thôi. Vậy thì chả tội gì không chọn một nơi có nắng vàng, có gió heo may thổi mơn man làm dịu cái đầu mình lại trong mọi tình huống. Đấy là lý do để mình trả lời là không.
Vậy đó.
Với tôi, bạn là ai không hề quan trọng. Điều quan trọng với tôi chỉ là cảm xúc bạn mang lại cho tôi.
Có thể bạn sẽ cảm thấy tôi ích kỉ, vì tôi chỉ quan tâm đến cảm nhận của riêng mình.
Tôi là vậy đó.
Tôi yêu bạn vì một ngày nọ khi bạn cảm thấy chán nản, bạn đã nhắn cho tôi một cái tin không đầu không cuối. Và rồi bạn vẫn nhớ nhắn cho tôi như bạn đã hẹn, dù chỉ để bảo rằng: giờ đi ngủ đã, để sau nói. Tin nhắn ngắn ngủi nhưng nó khiến tôi biết bạn đang buồn, một chút hụt hẫng thất vọng. Có lẽ bạn buồn tới mức không muốn nhắc đến nó nữa chăng? Tôi cũng không rõ. Tôi chỉ biết nhắn lại rằng "Đi ngủ đi". Vậy đó, tôi không biết phải làm gì cho bạn trong khi bạn lại khiến tôi cảm thấy thật ấm áp vì bạn đã chia sẻ với tôi cảm xúc của bạn.
Đôi khi chỉ vì những lúc như thế thôi mà trái tim tôi đã cảm thấy rất ấm áp rồi. Tôi thấy mình cần phải tồn tại.
Tôi là vậy đó.
Tôi ghét bạn vì một ngày nọ bạn làm tôi cảm thấy sáo rỗng, bạn cho tôi thấy một lời nói, một thái độ đãi bôi, tầm thường. Bạn nhắn tin nói muốn hẹn gặp tôi vì bạn vừa đi xa về và ngày mai bạn sẽ lại lên đường đi xa tiếp. Tôi trả lời rằng công việc tôi đang dở dang và không thể xong ngay được, dù sao cách đấy mấy hôm tôi cũng đã gặp bạn rồi, không nói được nhiều nhưng cũng đã gặp rồi. Cuối cùng sau rất nhiều nhắn qua nhắn lại trong một buổi chiều mà tôi rất mệt mỏi, quay cuồng giữa công việc và những áy náy với bạn thì bạn lại nói với tôi rằng, bạn sẽ chỉ ở đó thôi, tôi ra được thì ra... Chỉ mới vài phút trước đó, tôi còn nói với bạn rằng lúc tôi xong việc cũng sẽ muộn và tôi cũng rất mệt rồi, bạn hãy chọn một địa điểm gần tôi hơn một chút, tôi sẽ cố gắng ra đó thật nhanh. Chỉ mới vài phút trước bạn còn nói ok, còn tạo cho tôi cảm giác bạn thực sự mong muốn gặp tôi. Vậy nên dù rất mệt tôi cũng muốn cố đi vì bạn. ... Nhưng vài phút sau bạn lại nói vậy. Bạn đang vui vẻ bên những người bạn khác của bạn và bạn không muốn đứng lên chỉ vì tôi. Ok, tôi hiểu điều đó chứ. Nhưng nếu như vậy thì bạn đừng khiến tôi thấy áy náy với bạn cả một buổi chiều như vậy chứ. Tôi cũng đã rất cố gắng vì bạn rồi.... Vậy mà...
Đôi khi chỉ vì những cảm xúc nhỏ nhặt như vậy thôi mà tôi cảm thấy tủi thân vô cùng. Tôi thấy
...
Tôi gom góp những ấm áp bé nhỏ trong cuộc đời mà mọi người mang đến cho tôi để cảm thấy tự tin mà tồn tại tiếp. Tôi, một kẻ ích kỉ, tôi chẳng có quyền thốt lên rằng bạn Không Được Phép nhưng tôi mong bạn Đừng làm tôi tủi thân vì điều đó sẽ giết chết tôi dần dần đấy.



Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Cảm ơn ...

Cảm ơn cậu, người mà trời đã ban cho tớ để giúp tớ nhận được câu trả lời mà tớ đang tìm kiếm bấy lâu nay.
Câu hỏi thì có từ lâu rồi. Câu trả lời thì thật ra cũng lờ mờ nhận thấy cũng lâu không kém. Nhưng mà cho đến giờ mới biết chính xác nó là gì.
Cảm ơn bạn tớ nhé.
---
Ờ hay thật í nhỉ. Bật máy lên rồi mà giờ chỉ viết được có thế.
Thật ra muốn nói rất nhiều, mấy ngày hôm nay nghĩ nhiều về nó rồi. Sau một chút choáng váng lúc nhận ra câu trả lời là gì thì cũng có buồn một chút, một chút rất nhanh thôi (quen rồi nên các giai đoạn cảm xúc cũng rút ngắn lại mà) và sau đó là bình tâm lại, suy nghĩ về nó.
Suy nghĩ cứ lan man, từ cái này sang cái khác. Vì câu trả lời này giúp mình lý giải được rất nhiều thứ mà. Vậy nên định viết ra, viết hết ra xong là xong.
Giờ thì lại chả cần nữa. Cứ thế suy nghĩ xong là xong rồi. Quên luôn rồi. Đầu óc trống rỗng, nhẹ bẫng luôn.
...
Kể ra cũng hay. Quên được là tốt mà.
---
Cả bài hát, nhớ mỗi đoạn 3 chữ: Chưa bao giờ...
Thích mỗi đoạn í.
Như chưa bao giờ...

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Phim cuối tuần

Gọi là phim cuối tuần bởi vì phim xem vào cuối tuần, đúng kiểu tranh thủ giữa những cơn buồn ngủ miên man ngày cuối tuần bù lại cho các ngày trong tuần. Và còn mặc dù hôm nay, bây giờ là tranh thủ viết trước giờ đi làm sáng thứ 4 vào tuần sau đó...
Cuối tuần này mình xem 3 phim. Thứ tự lần lượt là: The freedom writers (2007) - Bay qua tổ chim cúc cu (1975) - The visitor (2007). Đều là phim Mỹ. Và cái thứ tự này tình cờ thế nào lại tạo được cho mình một mạch cảm xúc rất hay.
Phim đầu tiên: The freedom writers (2007). Hình như đã từng nghe về nó trên tivi hoặc đọc về nó ở đâu đó từ rất lâu nhưng mãi tới giờ, khi một người bạn mình nói về nó mình mới mò mẫm đi tìm, download từ tuần trước và tuần này mới xem. Mình chảy nước mắt 2 lần và cảm thấy sốc 1 lần. Hai lần mình rớt nước mắt là 2 cảnh rất xúc động, cảm xúc cứ theo mạch phim và được đẩy lên đúng 2 cao trào thể hiện sự thành công của các nhân vật. Đầu tiên là cảnh lúc bắt đầu năm học mới, cô giáo mời mọi người lên nhận túi sách mới, lấy một ly rượu và nói lên ước mơ, cảm xúc của họ, và rồi một cậu học sinh bình thường chẳng nói câu gì đã xin lên để đọc những cảm nghĩ trong nhật kí của cậu ấy, thế là nước mắt cứ tự nhiên chảy theo những lời chia sẻ của bạn ấy thôi. Cảnh thứ hai là khi cánh cửa mở ra và bà Miep Gies bước vào, rồi cậu bé học sinh Marcus bước ra, khoác tay bà và dẫn vào như mong muốn của cậu. Cũng là một thành công của niềm tin và cảm xúc của mình thì cứ thế trào dâng.
Còn lúc cảm thấy sốc là lúc Erin về nhà và chợt nhận ra là chồng cô đã sắp xếp xong hết vali và anh ta đang ngồi chờ cô về để nói lời từ biệt trước khi ra đi. Thực ra đấy là kết cục thường thấy của những cặp đôi với 2 lý tưởng sống khác biệt. Rất dễ hiểu, và thực sự cách người chồng làm thực sự rất văn minh, rất đẹp, nó tốt cho cả hai người, mình hoàn toàn không phủ nhận điều đó. Nhưng tại sao xem đến cảnh đấy mình vẫn thấy một cảm giác hụt hẫng rất rõ ràng nhỉ? Trước đó tất cả các biểu hiện của người chồng, không ủng hộ, không đồng tình lắm với những miệt mài trong công việc của Erin mình là khán giả, đứng ngoài và rõ ràng là thấy rất rõ, vậy mà tại sao vẫn không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng rất buồn kia.
Chắc có lẽ là vì dù nhìn thấy hết những biểu hiện của người chồng nhưng mình vẫn luôn mong một điều kì diệu xảy ra, và lại còn tự vẽ cho mình một kịch bản theo ý mình nữa chứ. Ấy là một ngày nào đó anh chồng đến đón Erin ở trường lúc tối, cùng cô đọc nhật kí của những đứa trẻ để hiểu, cảm nhận cảm xúc của vợ và có lẽ sẽ giúp cô trong những dự án gây quỹ, hoặc lái xe đón những đứa trẻ đến bảo tàng trong dự án The Trips của Erin. Theo mình thấy thì những việc đó không đòi hỏi anh ta từ bỏ công việc của mình, cũng chẳng ép buộc anh ta phải quay trở lại trường để học tiếp kiến trúc như ước mơ một thời của anh ta mà Erin vẫn nhớ. Những hành động kia chỉ yêu cầu một chút sự yêu thương và mong muốn gắn bó với vợ của một người chồng mà thôi. Đâu có gì nhiều đâu. Thay vì chỉ nằm dài ở nhà, chờ vợ về nấu bữa tối lúc rất muộn thì người chồng có thể đến gặp người vợ ở trường sau giờ làm, chẳng phải để giúp những đứa trẻ đâu, chỉ cần để gặp vợ mình, gần với vợ mình hơn thôi, chỉ cần vậy thôi. Nhiều sợi dây tuy mong manh nhưng khi chúng đan vào nhau thì sẽ rất chắc chắn, còn nếu cứ lần lượt dứt bỏ thì... 
Còn đây là đoạn đối thoại mình thấy rất ý nghĩa, bởi vì mình cũng nghĩ và muốn làm như thế này. Cứ làm những gì bạn thấy đúng với trái tim của bạn, chỉ cần thế thôi, vì nhiều ánh nến nhỏ bé cũng sẽ xua tan được bóng đêm thôi, không lo. 
Miep Gies: You are the heroes. You are heroes every day.
Miep Gies: But even an ordinary secretary or a housewife or a teenager can, within their own small ways, turn on a small light in a dark room.
Marcus: I've never had a hero before. But you are my hero.
Miep Gies: Oh, no. No, no, no, young man, no. I am not a hero. No. I did what I had to do, because it was the right thing to do. That is all.
---
Phim thứ hai: Bay trên tổ chim cúc cu (1975). Nghe tên bộ phim này rất lâu, một bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ thì phải. Mình cũng đã mua quyển truyện cùng tên, nhưng chưa đọc. Cuối cùng lại quyết định load phim về xem trước khi đọc truyện.
Ấn tượng là: Thật kinh khủng!
Trời!
Biểu cảm gương mặt gần như không biến đổi của cô y tá trưởng.
Cái chết của Billy.
Cuối cùng là cái xác không hồn của Randall McMurphy trong vòng tay tù trưởng khi bị trả về với hai vết khâu trên trán.
Mình thấy sững sờ.
Đa số họ tự nguyện vào trại tâm thần đó để trốn tránh cuộc sống bên ngoài xã hội mà họ cảm thấy không thể tự điều khiển được. Với một số kẻ thì điều đó là tốt, một cuộc sống trong khuôn khổ, kỉ luật, có trật tự giúp họ cảm thấy an toàn và xã hội cũng an toàn. Nhưng với một số khác, như Billy, McMurphy, như tù trưởng, họ bị số phận đẩy vào cái trại tâm thần này và cuộc đời họ bị phá hủy hoàn toàn. Billy trong một vài câu ngắn ngủi đã nói rất trơn tru, điều mà chính bản thân cậu không nghĩ sẽ làm được (cậu bị tật nói lắp và mất hết tự tin). Nhưng cuối cùng Billy đã tự giải thoát cho mình bằng một nhát cứa vào cổ.
Mình không cho rằng McMurphy là một kẻ điên, anh ta chỉ là kẻ nổi loạn trong xã hội, anh ta phá mọi quy tắc nhưng anh ta cũng đã mang lại điều tuyệt vời cho Billy, cho cậu sự tự tin mà đáng lẽ cậu phải có. Nhưng cuối cùng thì... phải nhờ tù trưởng McMurphy mới lại được "sống" - "tự do" trở lại.
Tù trưởng, người giả vờ điên, trốn tránh những khắc nghiệt của xã hội đối với thân phận của ông ấy. Người duy nhất đã tự do đúng nghĩa.
Mình thấy thật đáng sợ. Xã hội đấy. Đấy chính là xã hội loài người đấy.
---
Mình cảm thấy thật sự may mắn vì đã xem phim theo thứ tự này.
Bộ phim thứ ba: The visitor (2007) là một giai điệu nhẹ nhàng khép lại tất cả những cảm xúc rất mạnh của hai bộ phim trước.
Câu chuyện đơn giản. Tình người.
Giai điệu trống đi xuyên suốt gần hết phim chính là thứ nâng đỡ cảm xúc, làm sáng bừng cuộc sống ảm đạm, đáng sợ của các nhân vật. Nó chỉ hết nhiệm vụ khi phim chuyển sang mô tả một cảm xúc ấm áp được thể hiện rất rõ ở cuối phim thôi.
---
Trời trở rét đột ngột cuối tuần rồi. Thứ sáu trưa còn nắng nóng, oi bức hầm hập, tối gió cũng chỉ mới hơi se se. Thế mà sáng thứ bảy trời đã chuyển rét được luôn, đã phải lôi chăn bông ra đắp.
Muốn nhắn tin cho một người: Lạnh không?
Cuối cùng thì... chẳng nhắn được.
...
...
...
|

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Một ngày nghỉ

Chắc chả đến một tháng đâu nhưng mà quả thực là mình cảm thấy lâu lắm rồi mới nghỉ một ngày đấy.  Mấy tuần liên tiếp toàn đi làm cả thứ 7 chủ nhật cho kịp lịch, đầu tiên thì tầm nửa ngày là xong việc còn hai tuần gần đây thì toàn cả ngày mà còn toàn tối mịt mới xong. Tự bản thân ép phải cố nên cố, cố cho xong việc, cho nhẹ nhàng. Tuần này thì dồn xong được vào thứ 7 để chủ nhật ủ mẫu thì nghỉ. Thở phào một cái, mỗi tội mắt thì díp, cũng muốn ngủ bù mà nằm cứ bị vật vã, chẳng ngủ được.
Lâu rồi chẳng viết gì í nhỉ?
Quay cuồng mờ cả mắt mà còn vẫn đang nợ một đống báo cáo phải viết đây. Haizzz.
...
Bài hát yêu thích
Hôm qua tự dưng mình nhớ ra bài này "Hà Nội một trái tim hồng". Hát suốt, hát từ hôm kia, hôm qua lúc mở mắt ra lại lẩm nhẩm trong đầu. Đi làm ra đến đoạn hàng Đậu, cầu Long Biên thì bạn loa phường ở đấy cũng hát bài này. :) Vui thế. Tối về google thì phát hiện ra là bài này là một trong số ít những bài hát mà mình thuộc được tất cả lời (tính cả các bài thiếu nhi kiểu Con cò bé bé với Bà ơi bà đấy nhé), mà toàn là nhờ nghe loa lăng Bác với loa phường thôi đấy.
Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội
Ôi thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi
Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ
Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ
Mùa thu đi qua từng ngõ nhỏ
Ôi hồ Gươm như một bài thơ
Hà Nội đó có tự bao giờ
Mấy nghìn năm chói chang rực rỡ
Hà Nội đó náo nức bài ca
Vẫn âm vang trong tâm hồn ta
Người Hà Nội hôm nay ra đi
Mang trong mình bao nhiêu nỗi nhớ
Những ánh đèn qua ô cửa sổ
Bầu trời đêm cháy bỏng tình yêu
Một chàng trai là chiến sĩ biên phòng
Một cô gái lên đường đi xa
Vẫn thủy chung với cả tấm lòng
Hà Nội ơi, một trái tim hồng
Lời ca giản dị mà ấm áp nên thật dễ nhớ. Những hình ảnh cũng thật thân quen. Cứ tưởng tượng ra cái cảnh sáng thứ 7 vắng vẻ, những tia nắng sớm vàng óng chiếu xiên qua tán lá ken dày ở đường Phan Đình Phùng có một con bé vừa đi vừa lẩm nhẩm hát, đi làm bằng xe máy mà cứ như đang trôi bồng bềnh trong gió mùa thu ấy. Đấy, tớ đấy, là tớ đấy. Hi hi hi.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Gió mùa về

Hôm nay gió mùa về, Hà Nội trở lạnh. Được ngày chủ nhật mà mình lại đi làm nên mới được thưởng thức trọn vẹn cái không khí thu Hà Nội này.
Không khí lành lạnh. Trong gió thấy cái ẩm ướt, có lúc còn mưa bay bay mà cũng lạ là thoáng cái lại thấy hanh khô ngay được. Nhìn cây cối lá cứ xanh mướt ra. Còn hít hà thì mát rượi cả lồng ngực.
Trưa nay, trên đường về, đi qua góc phố sưa của mình, thấy lá non đang trổ đầu cành, xanh mướt mát, cảm giác thật lạ. Cứ như là tháng Ba về, sắp được nhìn thấy sưa trắng xóa một góc trời rồi ấy.
---
Dạo này, mấy tuần nay mình mất khái niệm thời gian, mọi việc cứ cuốn theo nhau vội vã theo 9 cái chủng phải sản xuất. Mất khái niệm thời gian... cũng mất thêm một số thứ... kiểu như kí ức, kiểu như... một cái gì đấy, chẳng biết gọi tên nó như thế nào. Chỉ biết đến hôm nay, đang hoang mang lo lắng cho ngày mai, nửa như kiệt sức, nửa lại lười, khi mà chẳng muốn cố nữa, chẳng muốn đứng dậy nữa, khi mà ngồi viết những dòng này, nhìn lại, chợt thấy thiếu thiếu một cái gì đó, chắc tại thời gian cứ trôi vèo vèo, nhanh quá, gấp gáp quá, chẳng kịp đứng lại nhìn... chắc là thiếu mất điểm dừng, hoặc cũng có thể là cái gì đó để neo mình lại?
---
Đợt này gặp lại một vài người bạn cũ đã mấy năm không gặp.
Đợt này chia tay một người bạn chuẩn bị đi xa vài năm.
Đợt này lại lần tìm một người bạn xưa cũ, xa cách tít nơi phương trời xa. Một lời nhắn để nhờ một người bạn cách nửa vòng trái đất tìm giúp một người bạn, mình nhận ra một mối liên hệ lạ kì, chắc là duyên. Vừa chiều nay đã có kết quả, đã tìm được nhau và sắp gặp lại nhau rồi.
Thực ra nhìn lại thì quanh mình cũng chẳng có nhiều bạn. Xét về độ thao thao bất tuyệt, chém gió, thì dạo này mình tiến bộ lắm, nhưng để mở lòng nói với một ai đó thì chưa có ai cả. Nhiều cái mình vẫn đang giữ riêng cho mình. Giữ vì mình thôi.
Với một đứa như mình, trí tưởng tượng phong phú và nhanh nhạy nên dễ dàng chộp lấy cảm xúc của người khác thành của mình thì thực ra cuộc sống cũng không quá tẻ nhạt, vô vị, cuộc sống của riêng mình ấy, cũng thú vị lắm. Nhưng mà nói thế chả ai tin được, họ đâu có nhìn đời bằng con mắt của mình. Dưới mắt họ mình là kẻ lẻ loi, sống cắm mặt vào công việc, chăm chỉ (!?), và chỉ có đến thế thôi. Chà, khó nhỉ, chả biết nói thế nào mà cũng chả buồn nói làm gì, mình còn bận bay bổng mà :))))
---
Giờ hóa ra là mình có một lô các tài khoản mạng xã hội đấy nhé. Đầu tiên là facebook này. Sau thì Viber, cái này chỉ dùng thay SMS thôi nhưng mà cứ tính, vì toàn chát nhóm mà, hehe. Có cả Skype mà chưa bao giờ xài, thậm chí còn quên cả pass rồi. Mới đây thì vì một vài tình huống cần thiết mà đi cài thêm WhatsApp và Zalo. Còn Google+ thì là mặc định vì mình xài Gmail nên cũng chả hiểu có tự bao giờ, mội tội chả bao giờ xài đến.
Trước mình vẫn hâm mộ cái facebook vì khả năng kết nối của nó. Mình tìm ra ối người cần tìm nhờ facebook đấy chứ. Nhưng dạo này có đôi lúc thất vọng vì nó, một số bạn bỏ facebook mà đi, vậy là mất liên lạc. Và lại phải xoay sở cách khác để keep contact, hehe, hơi phức tạp và lòng vòng. Không sao, thỉnh thoảng cuộc đời cũng phải đổi khác tí, kiểu như hôm nay gió mùa về vậy ý.
---
Cảm giác hồi hộp này thật mệt. Vừa không đủ mệt để có thể ngủ một giấc ngon lành. Lại vừa không đủ phấn khích để khiến mình hào hứng thức mà bắt tay vào viết lách. Hic... Có lẽ phải gọi là nản mới chuẩn.
---
Gió mùa về. Cảm giác cơn gió thổi vèo qua người... mát lạnh... thật là thích!

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

One day... Ước giề...

Ước giề mềnh được thế chỗ cái bác trên ảnh nhề.... 😝
Nhà cóa đủ chỗ để bày vẽ như thế này. Cóa đủ chỗ để bày hết cái mớ sách vở hiện cóa (chưa kể sẽ cóa :P). Hehe, ui trời, mơ cái nhể. Tội giề.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Câu chuyện tháng Tám

Lâu lâu không viết gì... nên nay lại viết.
Hình như tuần trước cũng định viết mà rồi lười lại thôi. Có mấy việc, giờ cũng chả nhớ cụ thể nữa, thôi cứ đến đâu thì viết lại đến đấy vậy. Thế giới của mình mà.
Bác Thoa. Bác ấy gần như là người đầu tiên mình tiếp xúc khi đến cái công ty này. Mãi sau đi làm lâu rồi, nghe mọi người nói mới biết tên bác chứ cũng chả bao giờ hỏi. Nói chuyện với bác thì chủ yếu là: mình: "Chào bác ạ", còn bác ý thì hay cười cười bảo: "Cô này lại quên chìa khóa nhé. Tôi gửi trong bảo vệ cho đấy". Tết thì mình với mọi người đi về hay được bác gửi lời chúc mừng đến gia đình. Bác rất chu đáo, sáng ra mọi người đến hòm hòm, xe để dần dần kín chỗ thì bác đi một lượt, sắp xếp lại xe ngay ngắn, dồn các xe lại để lấy chỗ cho người đến sau còn để được. Đầu giờ chiều cũng một lượt như vậy. Cuối giờ, trước khi về bác lại dắt mấy xe của mọi người về muộn lùi vào trong mái hiên, khỏi mưa, khỏi gió mà cũng gọn gàng. Bác nhớ tên từng người, từng xe, ai quên chìa khóa thì bác cất hộ, hết giờ mà chưa ra thì bác sẽ gửi lại bảo vệ cẩn thận trước mới về. Mình làm ở tầng hai, ở trong nhà máy suốt, không mấy khi ra ngoài, chỉ gặp bác lúc sáng đến hoặc đầu giờ chiều, chứ chiều cũng về muộn, ít gặp bác. Nhưng phải nói là nhờ có bác mà mình thấy cái công ty này ấm áp hơn một chút đấy. Mình chả biết nói chuyện nên cũng chả dám hỏi thăm gì, đi qua chỉ cười chào Bác ạ thôi. Mình cũng có thói quen dựng xe sát các xe khác một cách ngay ngắn, không chỉ ở công ty mà ở đâu cũng vậy, là từ cách làm việc của bác. Chứ lúc đầu vào mà gặp cái chú trông xe bây giờ thì chắc không được thế. Chú ấy cứ kệ, xe ai nhét được vào thì nhét, chả nhét được thì thôi. Bác Thoa ngày trước có lúc thấy mình loay hoay dắt xe mọi người xếp lại để cho xe mình vào, bác mà đi qua gặp thì hay bảo, cô để sang bên kia, lát tôi dắt vào cho. Bác nói thế mình càng thương bác, cứ tự dắt luôn, xong bảo, thôi cháu dắt tí là xong rồi bác ạ. Giờ mà để ra rìa vườn hoa ý thì coi như là yên phận ở đấy, mưa gió gì cũng kệ. Đấy, ngẫm ra mà nói thì có khi cứ làm theo cách của mình, có tình có lý thì mọi người tự theo, đỡ phải nói nhiều nhỉ. Thôi rút ra là, như thầy mình dạy rồi ý, sống cần có tâm, làm cũng cần có tâm.
---
Lại nói về thầy. Thầy làm chủ nhiệm lớp mình 3 năm cấp 3. Thầy cũng như bác Thoa, cũng là điểm sáng trong cái quãng thời gian chán ỉn ấy của cuộc đời mình. Thầy lấy bài Thời thanh niên sôi nổi để làm lớp ca cho lớp mình. Thầy dạy văn, không lãng mạn kiểu sến sủa như các cô giáo mà thầy rất cứng rắn, thầy còn là một người lính nữa mà. Mình thì vốn dĩ sống trong môi trường tập thể từ nhỏ, đã bị quản thúc trong môi trường chặt chẽ như vậy lâu rồi, thầy hiệu trưởng cấp 1, cấp 2 mình cũng là người lính mà. Mình cũng hiểu và cảm được "cái tự do trong khuôn khổ" từ bé nên mình không thấy bất mãn gì với cách quản lý cái lũ tiểu yêu mới lớn, lắm chuyện của thầy. Rất chặt chẽ nhưng cũng rất tình cảm. Thầy hay kể chuyện, hay nói những câu chuyện nhiều ngụ ý để dạy lũ học trò, thái độ sống, cách kiên cường mà đối mặt với nghịch cảnh trong đời, con gái thì đừng nhẹ dạ cả tin mặc dù đấy là bản chất của các cô rồi đấy.... Mình thì nói thật là chả thiết tha gì với cái lớp cấp ba ý, môi trường ấy quá lạ lẫm với mình, 3 năm chẳng đủ để mình hòa nhập được vào nó. Nhưng cũng may là có thầy và một vài người bạn, họ giúp mình thấy được mình chẳng làm gì sai, cách sống cách nghĩ của mình không sai mà chẳng qua là mình không gặp đúng môi trường thôi. Nhờ vậy sau này mình mới lấy lại được tự tin và có thể được như bây giờ. ... Hồi xưa thỉnh thoảng ngồi nghĩ linh tinh, mình đã nghĩ là sau này có chồng mình sẽ đưa đến gặp 3 thầy cô giáo đã từng dạy mình, cô Diệp, thầy Phong và cô Tâm. He he, cứ tưởng tượng thế đấy.
9 năm ra trường mới gặp lại thầy. Mình chẳng có ý giữ liên lạc với ai cả nên họp lớp mình không biết. Đứa bạn mình đi họp lớp về kể, thầy cứ hỏi bà cả buổi, lúc đến hỏi, lúc về lại hỏi xong dặn tôi đi tìm bà, thế là về may sao tôi add fb bà lại accept luôn. Chiều tối họp lớp thì 10h đêm hôm ấy mình được nó add vào group của lớp, trong đó có cả fb của thầy. Sáng hôm sau thấy thầy gửi lời mời kết bạn trên fb cho mình. Lúc đầu ngại, chẳng dám add, mãi một lúc sau mới accept. Chiều hôm đấy hẹn gặp lại nó, cái đứa tìm ra mình cho thầy, nghe nó kể chuyện thầy hỏi thăm mà trong lòng cứ nhột nhột. Hôm sinh nhật lớp, 19-8, thấy mấy đứa không đi họp lớp rủ nhau lên nhà thầy, mình cũng đi theo. Chả thân với bọn nó, chẳng nói chuyện bao giờ nên cũng hơi ngại. Mà thực ra gặp thầy rồi mình cũng chẳng biết nói gì. Nhưng mà nghĩ mà thấy .... thôi, cứ đi gặp thầy thôi. Vậy là đến nhà, trông thầy vẫn như xưa, chẳng khác mấy, thầy vẫn nhận ra học trò cũ. Thầy vẫn vậy, kể những câu chuyện của cuộc đời mình để nhắn nhủ học trò một cái gì đó trong lẽ sống ở đời. Thầy ơi, con chẳng biết nói gì đâu thầy ạ. Cuộc đời con có những sự khác biệt và con biết là sẽ phải chịu đựng những gì, con chấp nhận vì con thấy con không sai thầy ạ. Con rất trân trọng những gì thầy yêu thương, quí mến chúng con, con vẫn nhớ thầy là thầy giáo chứ không phải giáo viên của con, thế nên con chỉ biết xưng con gọi thầy để cảm tạ ơn nghĩa đấy của thầy. Lớp mình cũng còn thiếu vài người chưa tìm nối lại liên lạc, trong đó có bạn Loan, cái đứa lí lắc, vô tâm vô tính ngồi cạnh mình suốt 3 năm cấp 3. Chẳng hiểu sao mà đến nỗi hầu hết cả lớp nhắc đến nó chẳng ưa gì. Nhưng mình thấy nó bình thường, nó cũng cần được công bằng, nó cũng nằm trong danh sách lớp A6 suốt 3 năm cơ mà. Vậy là mình đi tìm nó cho thầy, đến nhà nó theo trí nhớ cái địa chỉ mình biết, vì ngồi cạnh nó mà, lúc nó điền hồ sơ giấy tờ nên mình biết, chứ cũng chưa đến nhà nó chơi bao giờ. Hơn nữa cái phố đấy mình cũng đi qua suốt, nhất là hồi học bên khoa tiếng anh, mỗi lần đi qua lại, à, nhà cái Loan ở đâu đây đoạn này, vậy là nhớ. Mà cũng may là nhà nó chưa chuyển đi đâu, vậy là mình cứ mạnh dạn vào hỏi, cũng hơi ngại, tự dưng mò vào nhà người ta hỏi han cũng ngại chứ. Nó không có nhà, nhưng xin được số điện thoại, gọi cho nó hỏi có phải Loan không, xưng tên, nó nhận ra mình ngay, vẫn cái giọng đấy, vẫn kiểu nói chuyện vồ vập, hồn nhiên ấy. Tối về mình add fb nó, rồi add nó vào group lớp. Thấy thái độ của những đứa khác trong lớp chả hay ho gì nhưng thôi kệ, quan trọng là mình tìm được người quen, vậy thôi. Vẫn còn một số bạn nữa, thầy vẫn tìm... mình thì chịu rồi, không nhớ nổi nữa rồi.  
-----
An education (2009) là một bộ phim kể về câu chuyện của một cô gái 16 tuổi và sự lựa chọn của cô trước ngưỡng cửa cuộc đời. Một cô học sinh trung học bình thường, luôn đứng đầu lớp và hướng tới Oxford. Hướng tới Oxford với một cô bé thông minh như vậy là một định hướng được ủng hộ từ tất cả các phía: gia đình (mà đại diện là người cha), xã hội (nhà trường, cô giáo) và kể cả bản thân cô bé (kể cả trong một tâm trạng hoang mang không hề nhẹ).
Cho dù lý do gì thì Oxford vẫn là bia đích.
Người cha với mong muốn một cuộc sống giàu có, (hoặc danh tiếng), chi tiền cho con gái học trong trường tốt, mua tặng cô bé quyển từ điển tiếng La tinh trong ngày sinh nhật 17 tuổi, khuyến khích cô bé tham gia dàn nhạc ở trường để lấy thành tích khi nộp đơn vào Oxford chứ không nên phí thời gian vào luyện đàn cello chỉ vì đấy là sở thích của cô. Ông kể lể rằng phải tằn tiện như thế nào để có tiền cho cô học hành nhưng sau ông cũng phát hiện ra một cách nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn để đạt được mục đích của mình, với cô con gái vừa xinh đẹp vừa thông minh như vậy, chỉ cần kiếm một anh chàng giàu có cho con bé là xong thôi!
Với nhà trường, đại diện là cô hiệu trưởng thì Oxford là danh tiếng, chẳng có gì để bàn cãi. Còn cô bé với khả năng của mình, hoàn toàn có thể đạt được cái danh tiếng ấy. Nhiệm vụ của nhà trường là phải giữ được cô bé đi thẳng hướng đúng con đường ấy mà thôi. Chẳng vì cái gì khác cả (!?)
Còn nhân vật cô giáo, người duy nhất có thể hiểu đúng vì sao cô bé nên chọn Oxford thì lại không thể đưa ra được lý do thuyết phục cô bé trước những cái hiển hiện rõ mồn một trước mắt: tiền bạc và danh vọng.
Còn cô bé, bản thân cô ấy chỉ thấy có gì đó không ổn trong định hướng tương lai của mình chứ rất mơ hồ, không thể nhận rõ đâu là đúng đâu là sai. Một cô bé mới chỉ 16, 17 tuổi thôi mà, biết làm sao được cơ chứ. Vậy nên với những lý luận đầy mâu thuẫn của người cha, cô bé chỉ biết cãi theo đúng lý thôi chứ cũng không thể phủ nhận hoàn toàn được. Người ta vẫn cần tiền để được sung sướng, cần danh để ngẩng mặt giữa đời. Đó là những cái cô ấy nhìn thấy trước mắt, những cái làm cô ấy được ngưỡng mộ, được cảm thấy vui. Vậy là cô bé cứ thế buộc phải chấp nhận đi theo con đường được vạch sẵn cho mình mặc dù cảm thấy nó chẳng có chút gì thuộc về mình. Cô cứ loay hoay, vừa bước vừa băn khoăn, cho đến một ngày cô phát hiện ra một cách khác để đạt được mục đích (đạt được những cái phù hoa người ta vẽ ra ở vạch đích và bảo cô phải chạy tới) và vậy là cô đã lạc lối. Nhưng dù sao cuối cùng cô bé cũng may mắn dừng lại được đúng lúc, trước khi quá muộn, và đứng lên được.
Vậy đó, bản thân lẽ phải tự thân rất khó giải thích, cũng rất khó để thuyết phục người khác. Chỉ có thể để cho người đó tự trải nghiệm mà dần ngộ ra thôi. Cũng như cô bé 16 tuổi kia vậy. Cuối cùng sau những phù hoa danh lợi, cô ấy cũng nhận ra cái gì là cần thiết và chọn được con đường đi mà cô ấy cảm thấy được là chính mình nhất.

-------
Về cuộc đời và tình yêu trong cuộc đời. Sex and the city (2008).
Mình xem đi xem lại phim này vài lần rồi. Vì để nghe tiếng anh và cũng vì nội dung của nó, đôi lúc mình cần một cái gì đó đúng thời điểm trong đời.
Cảnh Carrie nói với Mr. Big về ý định muốn tổ chức đám cưới: Ở đây thấy rõ sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Đàn ông là trụ cột, vì thế họ suy nghĩ những cái lớn lao, tiểu tiết không quan trọng. Anh yêu em, anh muốn có em. Vậy là được rồi. Còn đám cưới ư? Ok, thích thì chiều. Đơn giản ý mà. Chỉ mất 1 giây cộng với ánh mắt âu yếm đầy hạnh phúc của người thương, vậy là họ đã quyết định xong. Còn đàn bà thì sao? Họ mềm yếu, họ dễ bị lay động, họ biết điểm yếu đấy nên họ không đưa ra quyết định nhanh, họ do dự, họ băn khoăn, mất rất nhiều thời gian và cho đến cả khi đưa ra đề nghị thì cũng rất, rất dè dặt, họ không chắc lắm là cần hay không nữa mà, họ hỏi ý kiến người thân. Nhưng một khi đã quyết, và được chấp thuận, ủng hộ thì họ rất kiên quyết, quyết tâm và kiên định đi theo con đường đã chọn, không chịu từ bỏ, không chịu đầu hàng. Vậy đó, vậy là một thời gian sau, khi đã qua cơn sung sướng của tâm lý, lý trí của người đàn ông mới tỉnh táo lại, lúc đó anh ta mới lại suy nghĩ lại, mới lại vội vàng thay đổi, thường là 180 độ luôn, trong khi người đàn bà thì lúc đấy đã quyết xong và vẫn kiên quyết đi theo con đường đã chọn. Ở đây chẳng nói được ai đúng ai sai cả, vì cái đó còn phải xem xét cả một quá trình, trước đó và sau đó, rất dài, chỉ biết là thái độ đối đầu với sự việc là rất khác biệt mà thôi.
Đám cưới: Người phương Tây hiện đại đôi khi trong một mối quan hệ chỉ có sự công nhận của đôi bên là đủ. Hai người yêu nhau, họ dọn về sống với nhau và xác định một mối quan hệ là partner của nhau, hoàn toàn là thỏa thuận giữa hai người, có thể công khai với bạn bè, gia đình hoặc không, mà không cần ràng buộc gì về mặt pháp lý, giấy tờ. Lý tính là vậy. Tuy nhiên cũng có những lúc họ lại cảm thấy cần có một sự công nhận của xã hội rõ ràng hơn, cần một sự khoa trương rộng rãi để công nhận sự hạnh phúc của họ, đó là khi họ mong muốn có một đám cưới, và thường là nhu cầu ấy xuất phát từ bên nữ. Cái này thì xã hội nào cũng vậy, chỉ khác là đối với phương Đông thì yếu tố quan niệm xã hội ảnh hưởng quá lớn nên cái này trở thành quy tắc xã hội, buộc phải có, chứ không được nhìn nhận là do nhu cầu. Vì thế xã hội phương Đông và phương Tây có những quan niệm và cách tổ chức đám cưới khác nhau, mà bản thân trong xã hội phương Tây cũng đã có nhiều sự khác biệt rồi. Chẳng thế mà chỉ riêng trong phim, chỉ riêng đôi Carrie và Mr. Big đã có đến hai cái đám cưới với hai phong cách, hai tâm trạng hoàn toàn khác biệt rồi đấy.
Thực sự thì hạnh phúc là gì? Chả biết. Có khi hạnh phúc là được khoác lên người những bộ váy thật đẹp, thật lộng lẫy, cảm giác như mình là công chúa đang bước lên cầu thang của tòa lâu đài để đến lễ đường tràn đầy hoa và những ánh mắt ngưỡng mộ. Cũng có lúc hạnh phúc lại là lúc nhìn vào gương, thấy vệt bọt kem sữa trên môi và chợt nhớ ra, chợt biết mình phải làm gì là đúng đắn. Hạnh phúc có khi được thể hiện trong một ánh nhìn trìu mến, cảm thông, giúp ta bớt lạc lõng giữa chốn đông người. Nhưng đối với một cô gái thì một trong những thời điểm hạnh phúc nhất là khi nắm tay người mình yêu mà thề thốt với nhau những lời mãi mãi, "Ever thine. Ever mine. Ever ours.", kiểu như vậy, lúc ấy thì dù xung quanh có 1000 người hay chẳng có ma nào chứng kiến thì cũng chả quan trọng đâu. Hạnh phúc chắc là vậy đó.
---
Mình thấy con đường đi tìm hạnh phúc của mình có những con đường không thể đi, có những cánh cửa đã đóng lại nhưng giờ cứ biết đủ là ổn rồi.
Hạnh phúc là khi tìm được một cái balo ưng ý, để có thể đi và cảm nhận. Một phần đó là đê chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới, chuyến đi mình buộc phải đi dù không muốn, chưa biết thế nào nhưng trách nhiệm phải gánh tất nhiên làm mình mệt mỏi và không thoải mái như những chuyến đi khác. Dù sao thì là công việc thì vẫn phải làm, chỉ là cần chuẩn bị tâm thế cho vững vàng mà thôi. "Còn chân còn nhịp bước còn tiến lên..." mà.
À đấy, để bước cho đúng nhịp thì cần một chút âm nhạc. Vậy là món quà thứ hai tự thưởng cho bản thân là một cái máy mp3, bù lại cho cái trước kia đã bị người ta mượn và làm mất. Hạnh phúc là tìm ra được nó, ưng ý và gợi nhớ kỉ niệm xưa nữa. Thời đại này, người ta bỏ tiền mua i-phone, i-pad, chứ chả có ma nào lại cầu kì đi chọn một cái máy mp3, có chức năng ghi âm, rẻ rẻ tiền như mình. Hic, ngay cả cái đầu tiên cũng đã không dễ tìm được cái ưng ý, nhìn là yêu ngay, vậy mà bị mất, lại còn không phải mình làm mất, nên bị cảm giác tiếc vô cùng. Mình còn một quyển sách nữa cũng bị mất khi cho người khác mượn, quyển "Những người khốn khổ", bìa màu xanh lá cây, mỏng thôi, chắc là sách rút gọn rồi. Sau này đi tìm chưa bao giờ thấy lại quyển nào như vậy ở ngoài hiệu sách, cả cũ, cả mới, chỉ toàn những bộ toàn tập, gồm 1 hay 2 quyển, dày cộp, nhưng cầm vào mình chẳng có cảm xúc gì cả. Chắc cái mất đi mới là cái yêu nhất chăng. Tiếc nuối là vậy đấy.
Vậy là...,
Tuần sau sẽ quay cuồng làm việc với quy trình, với thí nghiệm.
Tuần sau sẽ mệt mỏi với giấy tờ, thủ tục.
Tuần sau cũng sẽ chờ đón hai món quà mình tự thưởng cho bản thân, hai hạnh phúc bé nhỏ :)

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

... Vớ vấn thôi

(Nguồn gốc của cái đoạn văn viết lung tung sau đây một phần là do ảnh hưởng của những đoạn văn khác cũng "tạp nham" không kém dạo này mình hay gặp trên mạng, trên fb. Thêm vào nữa là một phần bức xúc cần xả ra theo một phương thức nào đó, bất kể phương thức nào cũng được thì đúng hơn, miễn là được xả)
Dạo này chị HNH hay bị chửi, chính xác thì là bị thiên hạ "trên mạng" chửi. Lý do thì mình bập bõm mà cũng chả liên quan nên không bàn. Nhưng cái việc chửi của thiên hạ mới hay chứ. Chửi chả ra thể thống cống rãnh gì cả (cái khái niệm thể thống cống rãnh là khái niệm riêng của mình nhé), chửi tùm lum, chỗ nào cũng chửi được. Thế mình mới thấy tài.
Riêng với bản thân mình thì có thể nói thế này, mình vẫn thích nghe HNH vỗ mông con để mỉa TL hơn là ngồi chịu đựng nghe TL gào rú nghệ thuật đẳng cấp.
Theo nhiều ý kiến chuyên môn, nhiều cái tai đẳng cấp đánh giá thì HNH chả có giọng hát. Vậy mà giờ đây cô ấy vẫn kiếm được tiền bằng cách đi hát, tất nhiên, thời buổi này biểu diễn nghệ thuật là tổng hợp nhiều giác quan chứ nói hát thì không chỉ có nghĩa chúng mình chỉ làm thính giả, chính xác thì chúng mình làm khán giả, xem biểu diễn để giải trí. Đúng, cô ấy là nữ hoàng giải trí. Kể cả ngồi nghe cô ấy nói trên ti vi, đọc những quan điểm sống cô ấy viết trên fb, nghe đĩa, xem show... tóm lại là xem cô ấy diễn, với mình tất cả đều ổn, và đều hướng đến cái tốt đẹp cho xã hội cả. Ngay như việc cô ấy tham gia làm giám khảo cho các chương trình tìm kiếm tài năng chẳng hạn, giúp cho thế hệ sau, chưa có gì nhiều thì cũng là động viên các bạn tham gia chương trình và tạo động lực cho những bạn ngồi trước màn hình. Vậy là ok đấy chứ, tốt đấy chứ. Nói thêm một chút, với DVH cũng vậy thôi. Mình không nghe nổi cái cách rền rĩ của DVH (có vẻ kiểu cách rất hợp với TL đấy chứ) nhưng mình hiểu đối với thị hiếu khán giả thì DVH cũng như HNH, họ đều là những người làm marketing xuất sắc, có đầu óc. Có thể nói tài năng bẩm sinh về nghệ thuật của HNH có lẽ không nằm ở giọng hát (HNH học piano trong trường nghệ thuật thì phải) nhưng cô ấy đã biết học hỏi, biết vận dụng những gì có trong tay để thành công. Mình khâm phục.
Còn TL thì sao? Là con nhà nòi. Tố chất hơn người - cái này nhiều người nói nhưng quả thực là mình không tin, không thể đồng tình với ý kiến này được cho đến chính xác cách đây 5 phút. Rất rất nhiều thông tin mình đọc, mình được nghe đều ca ngợi giọng hát TL. Mình nghe và im lặng, chả buồn cãi, chỉ hoàn toàn không hiểu. Hôm qua, trên tv có chương trình văn nghệ kỉ niệm 27/7. Bật tv đúng lúc TL đang biểu diễn. Tự dưng nghĩ mà thương các chú, chả hiểu các chú nằm có yên không nữa. TL hát bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến, đương nhiên là thế, bài Màu hoa đỏ. Bài này mình nghe mãi hồi còn bé, chả nhớ là nghe trên tv, đài hay nghe loa ở lăng Bác nhưng nó ngấm vào mình rất tự nhiên, xúc động. Nhưng mà hôm qua nghe TL hát mình choáng, dạo này rất kiên nhẫn, rất cảm thông, vậy nên cố gắng ngồi nghe xem có thấy giọng xuất sắc, hát hay như thế nào. Quả thật là nghe mà chỉ thấy thương các chú. Ấy thế mà cách đây 5 phút, trước lúc viết bài này mình phải lên google xem lại xem bài hát tên là gì, vì mình nghe nhiều nhưng toàn nghe trên loa phát thanh, phát cả băng, liên tục không có giới thiệu, giai điệu nhớ, lời bập bõm thuộc chứ tên bài hát thì nhiều khi không biết. Thế nào lại ra được bản thu đầu tiên của bài hát, từ năm 90, người đăng thì ghi là bản thu của TL hát, nhưng mình nghe mà choáng, vì không nhận ra nổi đó là TL. Hát khác hẳn, nghe đúng chất bài hát, nhẹ nhàng mà tình cảm. Chắc các chú nghe bản này thì trong lòng cũng phơi phới và cảm mến người con gái đang hát lắm. Vậy đó, nếu quả thật đấy là bản thu tiếng hát TL thì giờ mình cảm thấy hiểu những người mình khâm phục tại sao lại bảo TL hát hay, vậy là mình phục họ vẫn đúng. Tuy nhiên nếu đó đúng thật là tiếng hát TL thì đấy, TL giờ liệu có còn là TL đáng để mọi người tung hô, nể trọng, có còn có cái tầm để mà mở mồm khinh miệt người khác: có cái gì để dạy học trò?? Chà, theo mình thì HNH có nhiều cái để dạy giới trẻ hơn đứt TL là cái chắc.
Riêng về hát, HNH hát tình ca buồn ra tình ca buồn, nhạc sôi động ra nhạc sôi động chứ không như TL, à, chị là người có tài, chị có cách riêng của chị, là đặc sắc của chị, là sáng tạo của chị, vậy nên chị bê nguyên xi cái kiểu gào rú dở người ấy từ tình ca, nhạc vàng cho đến nhạc đỏ - không đỡ nổi chị luôn. Chỉ riêng đoạn thẩm mỹ đó thôi mình đã đánh giá HNH hơn đứt TL rồi.
Có thể thiên hạ bảo nhìn thế thì phiến diện quá, con người là phải đánh giá trên mọi phương diện mới khách quan. Vậy thì xin thưa, thứ nhất, những người đó là nghệ sĩ, họ mang lại sự giải trí cho thiên hạ, vậy thì trước hết cứ nhìn họ dưới góc độ giải trí đã chứ. Ai đáp ứng tốt yêu cầu giải trí của thiên hạ, diễn giỏi hơn thì người đó giỏi hơn. Đơn giản vậy thôi. Thứ hai, về những phương diện khác, nói thật những cái đó tất cả đều là tin đồn, có ai trong số các nghệ sĩ đó công khai tất tần tật con người họ cho mình xem đâu mà đòi đánh giá này nọ. Mình chỉ được và cũng chỉ nên xem họ "diễn" thôi chứ. Còn cuộc sống riêng, nói thật, HNH chả biết sinh ra chậm vài năm so với TL, trong cái thời truyền thông mà tin của thông tấn xã vỉa hè lan nhanh còn hơn báo chính thống thế này thì là phúc hay họa. Chứ chị TL mà cứ thử bằng tuổi HNH xem, tin tức về chị liệu có thơm tho hơn chăng? Vậy nên với những cái gọi là mặt khuất ấy, mình không rõ nên mình không đánh giá. Túm lại, nhìn họa sĩ thì nhìn vào tranh để bảo thích hay không, nhìn ca sĩ thì nghe bài hát, diễn viên thì xem phim xem kịch,... cứ vậy mà làm thôi.
Như vậy, dựa trên tiêu chí đó thì với mình, TL chả có cái thế nào để mà mở mồm ra khinh HNH không có gì để dạy con nhà người ta cả. Nếu chị thật sự có đẳng cấp thì chị nên im lặng, chuyển kênh là xong, chả việc gì phải xem để mà nhận với cả xét vớ vẩn như thế. Còn HNH, cái trò vỗ mông con dạy đời thiên hạ ấy cũng là diễn đấy, diễn tốt, kịch bản xuất sắc, hợp vai - quá hay.
Nói về chửi ý, các cụ nhà mình chửi là nghệ thuật chứ chả đùa. Làm sao mà kẻ nghe vuốt mặt không kịp, nghe hát hay mà sợ vãi linh hồn nhưng lý lẽ của các cụ đầy đủ, đâu ra đấy nhé. Ngày mình học tiểu học hay cấp 2 gì đó có cái bài bà lão chửi thằng ăn trộm gà, chẳng nhớ là đọc ở đâu. Cái đó mới gọi là nghệ thuật chửi. Chẳng cần văng bậy nhưng mà đào xóc lộn hết cả lên. Lý lẽ đầy đủ, rõ ràng, đâu ra đấy, không khéo ăn đứt mấy ông luật sư bây giờ. Có chuyện con gà nhưng bà nói dài thành một bài, dài nhưng không thừa thông tin. Đấy là cái hay. Thằng ăn trộm nghe chắc vuốt mặt không kịp. Bà con hàng xóm tuy có điếc tai về độ lu loa nhưng chắc cũng chả phiền lòng lắm vì bà nói lý nào ra lý đấy, chả sai câu nào. Của đau con xót mà, cứ để cho họ xả một tí cũng chả sao.
Giờ cái văn hóa chửi lại được đưa ra bàn luận nhiều. Ồ, chả mấy ai giờ còn chửi được và dám chửi như bà cụ mất gà ngày xưa. Toàn văng lung tung cho đỡ stress nếu cố rồi mà nhịn không nổi, không diễn được nữa ý mà. Giờ con người ta văn minh, diễn tốt, mức độ kìm chế cao, người ta cố im lặng là nhiều. Vừa đẹp lòng thiên hạ (đỡ điếc tai) vừa không lộ sơ hở gì (dốt) của mình. Gọi văn hoa thì là dĩ hòa vi quý. Nói văn mình thì là khình, không thèm chấp bọn hạ đẳng hơn mình. Thôi thì diễn, đã trót diễn rồi thì diễn nốt cho xong, cứ diễn thế để thấy thế giới an hòa cũng là cái hay.
Nhưng chính vì cái kiểu dĩ hòa vi quý ấy mà cũng có những kẻ trí thức rởm lợi dụng nhảy ra đòi dạy đời thiên hạ, định hướng dư luận. Mình chứng kiến một ông bác sĩ, (chả biết có giáo sư gì không, vì đâu như ông này ở nước ngoài có đi dạy ở đại học) cũng khá nổi vì văn vẻ hay, cũng có viết sách, cũng chịu khó đi xa hướng về quê hương, nhưng có những phát biểu quả thật chả có tí chuyên môn nào. Nhưng vì văn anh giỏi, nên anh viết cũng có Vì... Nên..., cũng nêu này nêu nọ cộng với cái danh bác sĩ của anh nữa thì thành ra bà con tin sái cả cổ. Ôi giời, tôi không phủ nhận có những tin tức cần định hướng dư luận. Vì sao? Vì có những vấn đề xem xét phải rất cân nhắc lợi - hại, chứ không đơn giản là cứ thế mà nói được, nói đúng còn phải biết lựa cách nói để tránh gây hiểu lầm, nữa là ở đây anh còn nói sai lè ra. Vì đây là vấn đề liên quan đến khoa học, không phải chỉ đơn thuần là cảm nhận cá nhân như đối với nghệ thuật đâu anh. Khoa học là nó có lý lẽ, có đúng có sai, có nguyên nhân, hậu quả cả đấy chứ không phải đơn thuần anh không thích cách tôi viết thì anh chê văn tôi dở đâu ạ. Thưa anh, có lẽ anh nên chọn đi, hoặc là anh diễn tiếp với văn chương, khi anh bay với nghệ thuật thì anh làm ơn chừa các chủ đề chuyên môn ra, hoặc là anh ngừng diễn và làm một vị bác sĩ bình thường, hết lòng với bệnh nhân và ngoài giờ thì đọc thêm sách chuyên môn để mở mang kiến thức là hơn ạ.
Còn nói về khinh, dạo này mình đang rất khinh miệt một con mụ, từ xưa đến nay chưa gặp trường hợp nào dùng được từ khinh như trường hợp này. Người ta không biết (không có kiến thức) hoặc không biết cách (cách học, cách tiếp thu) thì còn có thể thông cảm, hoặc bỏ qua, hoặc gia công dạy dỗ, giúp đỡ. Được dạy, được giúp thì cũng phải biết ơn mà có tiến bộ, không ít thì nhiều. Vậy thì cho dù người đó có dốt cũng chả có gì để khinh cả. Ai cũng cần thời gian để phấn đấu, để học tập. Vâng vậy xã hội cũng tạo điều kiện cho rồi. Xã hội còn hết sức là kiên nhẫn, cho cơ hội không chỉ một mà là đến n lần rồi. Vậy mà cái trường hợp này quả là mới gặp lần đầu, đã dốt, lại còn không cố gắng. Đã dốt nhưng lại vâng dạ rất ngoan, vậy là được tiếng ngoan át cho tiếng dốt. Diễn còn giỏi gấp tỉ lần HNH luôn. Đã không cố gắng lại còn ỷ lại, làm phiền người khác. Cái này phải nói là lợi dụng rõ rành rành chứ không phải làm phiền, ỷ lại đơn thuần nữa. Ấy vậy mà xã hội vẫn rất kiên trì, nhẫn nại, vẫn một câu: phải cảm thông. Vâng, nó lôi lý do nhà nó có chuyện, lục đục này nọ để thiên hạ cảm thông với nó. Nhưng thử nhìn vào thái độ của nó xem, nó vẫn ăn đều, vẫn chơi đều, ngày buôn điện thoại à ơi với bạn khéo được chục cuộc có lẻ, con nó nó vẫn quẳng một xó, may ra lo được cho bữa cơm (khéo nó quẳng thẳng con bé về bà thì nó phải lo cái nỗi gì nữa nhở??). Còn á, mặt thẫn thờ á, mất ngủ á, nó bảo chồng nó đi về muộn làm nó tỉnh nên dở giấc, không ngủ lại được, mình nghĩ có mà dạo này vợ chồng lục đục, đéo được sướng nên sinh ra thế thôi. Ôi được cái là năng khiếu diễn của nó cao thủ thật, diễn mà như không, thật thương cảm, thật xúc động. Ọe. Nói thật trường hợp con mụ này mình chẳng thể nuốt thêm được biểu hiện gì của nó nữa rồi, chỉ thấy thương con bé con nhà nó, ngây thơ, vô tội mà vớ phải con mẹ với thằng bố vứt đi thì khác gì hỏng cả đời con bé.
---
Chốt lại,
Đời khốn nạn nhưng vẫn phải niềm nở => Diễn đi em!
Đẳng cấp mỗi thằng một khác, nhìn bề ngoài thì chả dễ mà biết được thằng nào hơn thằng cả đâu => Không đụng đến mình thì không khinh làm gì cho phí công.
Trong cuộc đời muôn màu dù tránh thế nào cũng không khỏi phải gặp cái thể loại đáng khinh => Một khi đã gặp phải loại củ chuối trên đường thì cố mà khinh nó đi, né qua một bên mà bước.
Nhiều lúc cần xả thì vẫn phải xả, không thì uất ức lắm chỉ tổ hại thân => Chửi được thì cứ chửi thật bài bản, chửi thật hay nhưng chỉ chửi nặc danh  (= giấu tên nó), sau lưng nó. Bởi vì mục đích chính là giải tỏa stress cho mình, chứ đời nó nó lo, chửi cho nó nghe làm gì cho phí nước bọt của mình.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Tai trái

Đối với mình thì Tai Trái là tên bộ phim của Ngũ A Ka Tô Hữu Bằng làm đạo diễn. Nghe về nó là muốn xem để biết y như lúc nghe về So Young của Tiểu Yến Tử Triệu Vy vậy.  Tò mò muốn xem những bộ phim đầu tay hai người họ đóng vai trò làm đạo diễn, muốn chứng kiến một bước trưởng thành của hai người gắn liền với tuổi thơ của mình. Ngoài ra thì cái thông tin ngoài lề rằng Triệu Vy bao lâu nay không hát mà giờ lại xuất hiện, hát một bài hát trong bộ phim của người bạn Tô Hữu Bằng, một đóng góp như một món quà cho người bạn thời thanh xuân, cái thông tin rất đáng yêu này về tình bạn giữa hai người cũng khiến mình rất tò mò. Hai người đó là một phần của một phần tuổi thơ tôi và ấn tượng trong tôi là rất đáng yêu. Đơn giản vậy thôi.
Và quả thật là xem phim xong thì cảm giác là thỏa mãn, không hề bị thất vọng, rất giống cảm giác khi xem So Young. Một cảm giác của tuổi thanh xuân, cảm giác ấm áp đầy yêu thương của tình bạn, cảm giác hứng khởi của tuổi trẻ bồng bột bất cần... nhiều thứ cảm xúc đan xen nhưng cảm giác cuối cùng lúc xem xong vẫn là trọn vẹn.
Với So Young thì vì mình đọc truyện trước khi xem phim nên lúc xem xong cảm giác trọn vẹn rất rõ ràng, rất thích thú, vì đúng là phim là một câu chuyện có đời sống riêng của nó. Tuy là dựa trên truyện nhưng phim hoàn toàn có thể sống độc lập được, thậm chí là mình còn thích phim hơn truyện cơ mà. Cái cảm giác trọn vẹn này khác hẳn với cái sự hụt hẫng, thiếu thiếu khi xem phim Rừng Nauy, bởi vì nếu không đọc Rừng Nauy trước thì khi xem phim bạn sẽ rất khó nắm bắt được câu chuyện và ý nghĩa của nó. Vậy nên mặc dù khi xem Tai trái của Tô Hữu Bằng cũng đã cảm thấy phim trọn vẹn rồi nhưng mình cũng rất tò mò xem phim với truyện có gì khác biệt không. Vậy là mấy hôm trước google mò mẫm ra truyện để đọc. Và kết quả là quả thực phim và truyện lần này cũng có đời sống riêng, đều có những nét hay, nét đẹp rất riêng.

Nói chung là về phim này thì mình rất thích cách chọn diễn viên của Tô Hữu Bằng, đều là những gương mặt rất hợp vai và để lại được ấn tượng rất mạnh, diễn đạt rất tốt cá tính nhân vật. Đặc biệt trong đó là nhân vật Lê Ba La, vai diễn của cô ấy xuất hiện ngay phần đầu phim, và gây ấn tượng rất mạnh với mình. Một cô gái có vẻ đẹp rất đặc biệt, mạnh bạo, phóng khoáng, nhìn vào cô ấy là thấy nhẹ bẫng trong lòng, là thấy tự do, thấy tuổi trẻ, tuổi thanh xuân phơi phới. Nồng nhiệt, vui tươi, hăng hái. Diễn viên thể hiện rất tốt các biểu cảm, từ ánh mắt, nụ cười, cử chỉ đều diễn tả được thỏa đáng những gì mình mong đợi ở tính cách của nhân vật ngay từ những cảm giác đầu tiên, ấn tượng đầu tiên lúc nhìn thấy cô ấy xuất hiện. Mà đấy là mình chưa đọc truyện trước nhé, cảm giác linh cảm của mình đúng quả thật rất là thích thú đấy. Các nhân vật khác cũng có nét rất riêng, rất đáng yêu, vừa như mộng tưởng song cũng có cảm giác rất chân thật với người xem.
Bởi vì câu truyện này được xếp vào thể loại ngôn tình nên có thể sẽ không được đánh giá cao. Tuy nhiên mình vẫn thấy nó có sự khác biệt, cũng giống như So Young, hay tên truyện là Anh có thích nước Mỹ không, cũng có một sự phân biệt với kiểu ngôn tình như Bên nhau trọn đời, Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, hay Sam Sam đến rồi. Trong Tai trái và So young mình thấy có một thông điệp cho tuổi thanh xuân chứ không chỉ đơn thuần là những cảm xúc để thỏa mãn những mộng tưởng của tuổi trẻ về tình yêu. Mình cảm giác về mặt truyền tải thông điệp thì có thể nói dạng ngôn tình như So young cũng làm được một phần cái việc mà Rừng Nauy làm đối với tuổi thanh xuân một thời của Nhật Bản vậy.
À, có một chi tiết thế này, khi xem phim, lúc nhân vật Ba La chết có kéo Tiểu Nhĩ Đóa xuống, nói vào tai trái cô ấy một cái gì đó, mà vì tai trái của Tiểu Nhĩ Đóa lại bị tật nên không nghe được. Điều này làm mình vô cùng tò mò, không hiểu Ba La đã nói gì. Vì vậy lúc đi tìm đọc truyện cũng một phần rất hy vọng là trong truyện sẽ tiết lộ chi tiết này. Trong phim thì tác giả đã rất khéo léo dùng chi tiết này một cách rất hợp lý ở đoạn sau phim, lúc Tiểu Nhĩ Đóa động viên Trương Dạng khi họ gặp nhau trước mộ Ba Lạp. Đọc truyện xong tuy rằng khúc mắc vẫn chưa có lời giải, hehe, thắc mắc mãi mãi vẫn là bí ẩn, nhưng mình lại nhận thấy một điều thế này, có thể tóm lại trong mấy câu hát tình cờ nghe được chiều nay trên tivi lúc vừa đọc xong truyện, một bài hát cũ nhưng nghe thấy lại vào lúc này khiến mình cảm thấy thật hợp tình hợp cảnh làm sao. Đoạn điệp khúc của bài hát là như thế này này:
Don't love me for fun, girl.
Love me for a reason.
Let the reason be love... la la la...
Đôi khi chẳng có gì là bí mật cả, chẳng có gì mà phải tò mò cả. Lời nói gió bay thôi, nghe được thì nghe mà không nghe được thì thôi, cứ để gió cuốn vèo cái đi là thôi. Quan trọng là người ở lại. Tìm được một chỗ dựa, tìm được một nơi để gửi gắm tinh thần, gửi gắm tâm hồn yêu thương là được.
-----
Cuối tuần trước nằm nhà xem hai phim, một là Tai trái, hai là phim English của Ấn Độ. Phim ấy kể về một người phụ nữ Ấn Độ, một người mẹ làm nội trợ ở nhà, sống trong xã hội mà những người có ăn có học đều nói tiếng Anh vèo vèo, kể cả chồng, và đứa con gái lớn của cô ấy cũng vậy, trong khi cô ấy chỉ nói tiếng Hindi, tiếng Anh chỉ biết một ít. Chính vì thế mà mặc dù có tài nấu ăn, chăm sóc cả gia đình rất tốt mà cô ấy vẫn không thể tự tin được. Sự việc rắc rối xảy ra khi cô ấy sang Mỹ để giúp chị gái tổ chức đám cưới cho con. Cô ấy phải đối mặt với xã hội Mỹ, công bằng, bình đẳng, nhưng thiếu những bàn tay giúp đỡ cảm thông. Không nói được tiếng Anh nên cô ấy gặp nhiều rắc rối, ngay từ một việc nhỏ là mua cà phê ở Starbuck. Người bán hàng không thông cảm lắm với việc cô ấy không nói được tiếng Anh, cũng không thể trách người đó được, xã hội công bằng mà, không xét nguồn gốc xuất xứ, không xét đến các yếu tố riêng, ai cũng như ai cả thôi. Vậy là dĩ nhiên cô ấy gặp rắc rối. Xong, nhưng chính sự việc này cũng chính là động lực giúp cô ấy có quyết tâm học tiếng Anh, trong một thời gian ngắn cô ấy đã tiến bộ rất nhiều.
Phim Ấn Độ dạng này có những thông điệp rất hay. Âm nhạc, màu sắc, văn hóa. À ở phim này còn có sự thêm vào của sự đa văn hóa của Mỹ, sự phong phú của các nhân vật phụ, ông thầy dạy tiếng Anh gay, các bạn học người nước ngoài đến Mỹ mưu sinh, đặc biệt nổi bật nhất là anh chàng đầu bếp người Pháp.
Một bộ phim rất đáng yêu đấy.  

Ức chế

Quả thực là mấy ngày hôm nay mình uất với đối tượng đấy lắm, nhiều khi muốn văng bậy luôn. Có những câu kiểu như "Không có não à?" hay "Đầu dùng để làm gì thế?"... rất muốn được xổ thẳng vào mặt đối tượng đấy mà không nói được. Thế nên thành ra ức chế, thành ra uất.
Mình vẫn hay tự nhủ là ra đời có những thứ gọi là đạo lý cần phải giữ để cho mọi việc suôn sẻ và bản thân sống cho yên bình vì vốn dĩ họ, những mối quan hệ ấy chả là gì với mình thì cáu với họ, văng lung tung với họ cũng chả để làm gì, chỉ tổ làm mình stress thêm và thiệt hại nhiều hơn về tinh thần thôi. Ví dụ như các chị, các bạn hay kêu là có mâu thuẫn xích mích với người lớn bên nhà chồng, lắm lúc không kiềm chế được mà cao giọng hoặc ăn nói lung tung, ông nọ bà kia loạn xạ, không đúng trên dưới. Cái này hại nhiều hơn lợi, chưa biết có cãi được gì hay không thì cũng bị thiệt hại ngay là cái ấn tượng vô lễ, thành ra dù có lý cũng thành nửa đúng nửa sai.
Thế mà rồi trường hợp này vẫn làm mình băn khoăn vô cùng xem có nên tự phá cái quy tắc vừa nêu trên ra không. Cơ bản là vì mình vốn đã uất sẵn từ trước, mấy hôm nay càng chứng kiến, càng thấy thì lại càng uất thêm.
Thưa mẹ, mẹ đi làm công ăn lương của người ta, người ta nhận mẹ vào để làm việc vì người ta nghĩ mẹ có khả năng, thế nên khi người ta giao việc thì mẹ nên cố gắng mà làm cho được đi ạ. Thưa mẹ, chúng con cũng chỉ là loại làm công ăn lương y như mẹ thôi, chúng con cũng có việc sếp giao cho phải hoàn thành, và chúng con được nhận lương là để làm việc ấy thôi chứ chúng con đâu có được ăn thêm lương để đi dạy mẹ từng li từng tí như thế. Mà đâu chỉ có thế, ừ thì gọi là bàn giao công việc, người cũ dạy người mới thì phải dạy cho nên, cho thành, cho làm được việc cũng đúng, nhưng mà trường hợp của mẹ đâu phải thế. Người ta có dạy thì cũng dạy một, hai lần thôi chứ, SOP có rồi, cứ thế mà làm, không hiểu thì cũng phải biết tự nghiên cứu chứ. Lúc người ta dạy, đâu có phải là mẹ không hỏi gì, đâu có phải là người ta không giải thích gì. Mà vấn đề ở chỗ là mẹ nghe xong mẹ đâu có ghi chép lại, đâu có để lại được chữ nào trong đầu, mẹ như con vịt, như cái lá khoai ý ạ. "Rồi, rồi, em hiểu rồi". Chuyên một câu í. Lúc đấy thì mẹ cũng gật lấy gật để, mẹ bảo mẹ hiểu rồi, nhớ rồi, sao giờ mẹ còn mở mồm hỏi lại y như thế. Con người ta quý ở chỗ ham hiểu biết, ham học hỏi, thích thú hỏi han. Nhưng mà hỏi thì hỏi một lần, chưa hiểu thì hỏi lại lần nữa, hoặc cùng lắm vài lần nữa, đến khi nào hiểu thì cố mà nhớ. Chứ được cái thể loại người có thể hỏi nguyên một câu đến mười lần mà vẫn có thể như lần đầu tiên hỏi như mẹ thì đúng là của hiếm. Đến phát hoảng với mẹ luôn í. Vì lần nào người ta giải thích xong cũng hỏi lại "Hiểu chưa?" và mẹ cũng trả lời là "Hiểu rồi ạ" với vẻ mặt rất chi là ... thấu hiểu. Uồi, mẹ diễn giỏi vãi ra ý mẹ ạ.
Xin lỗi, chứ người lớn cả rồi, đâu có phải học sinh tiểu học, mẫu giáo mới học chùi đít, i tờ đâu. Chị còn có cả con gái học mẫu giáo lớn rồi đấy ạ. Chị làm ơn làm người cho tử tế tí đi có được không? Chị đừng tưởng chị cứ diễn vai hiền, ngây thơ, dễ thương, mắt chớp chớp mấy phát mãi mà được, mà vẫn không ai biết gì. Xin thưa, mọi người có não cả đấy chị ạ. Người ta có não để suy nghĩ cả đấy, mắt người ta không mù đâu đấy. Chị đừng thấy người ta kiên nhẫn với chị mà chị làm tới, sống ỷ lại, lợi dụng lòng tốt của người ta như thế. Chẳng qua người ta tốt bụng, tử tế, người ta thông cảm hoàn cảnh của chị, sức khỏe của chị, trí lực của chị, người ta thương người thì người ta mới nhẫn nại mà kiên trì với chị như thế. Chị đã không biết ơn, không biết thân biết phận mà còn ngang nhiên sổ ra mấy câu: "Giờ chị phải chỉ cho em tất cả những điểm phải chú ý". Chỉ cái con mẹ nhà chị ý. Hai người đã phải ngồi với chị mất 2 buổi, người ta đã nói sa sả rát họng như thế, mà lại còn toàn là nói lại những cái người ta đã từng nói với chị rồi, giải thích với chị rồi. Xong mất công như thế mà chị không biết điều, về tự đọc lại mà học lại những gì còn thiếu đi, protocol thì rõ rành rành đấy rồi, cần gì nữa thì lên hỏi google ý, mà cũng có ai cấm chị hỏi lại những chỗ chưa hiểu đâu. Đấy, chị vẫn còn có thể sổ ra được cái câu kia vào mặt người ta. Ôi, tôi ngồi ngoài nghe được mà còn cảm thấy phát điên. Tôi mà là họ thì không khéo bà chị nhận ngay bãi nước bọt vào mặt rồi ý. Bọn tôi là loại có não, biết suy nghĩ, không phải cái loại ngu dân bị bà chị mị như bọn bạn ngây thơ của bà chị đâu.
Con mẹ này là cái thể loại lần đầu tiên mình muốn văng thẳng vào mặt từ lúc bắt đầu đi làm cho đến giờ. Uất nhất là vì mình không có cái thế nào để nói nó vì nó không làm cùng nhóm mình. Những phần việc nó làm cùng mình thì mình đã không thèm chấp, đã tạo điều kiện để nó thể hiện, để nó được kí hợp đồng sớm rồi. Cũng chính vì thế mà mình là người đầu tiên lĩnh giáo "khả năng" của nó, người đầu tiên phát rồ vì nó, lúc đó mình còn phải chịu đựng một mình. Nhưng do tính chất công việc lúc ấy mọi người cũng không coi trọng lắm, thêm vào đó là mình vẫn có cách để kiểm soát tốt phần việc ấy mặc dù vẫn phải để cho nó tự làm để nó lấy cớ thể hiện, vì thế nên mình cũng cố nhịn cho qua, không thèm chấp. Nhưng giờ bập vào việc được gọi là chuyên môn, là việc chính ở đây mà nó làm ăn không ra gì, đã thế thái độ lại còn không chấp nhận nổi như thế nên mọi người bắt đầu thấy chối. Mình quả thật không thấy hả hê trong lòng vì mọi người bắt đầu đồng cảm với mình. Mình chỉ thấy ức, càng ngày càng ức, mỗi ngày nhìn thấy con mẹ ấy là mình lại ức. Đã ngu thì phải biết cố mà học cho bớt ngu. Hơn nữa lại còn được người ta thương, không vì nó ngu mà bài xích nó, người ta còn giúp nó bằng cách kiên nhẫn kèm cặp chỉ bảo nó. Ấy thế mà hễ nhìn thấy nó có thời gian rảnh thì sao? Nó cắm mẹ nó mặt vào điện thoại, không gọi điện buôn chuyện à ơi, giọng lưỡi thảo mai vãi cả chưởng, thì nhắn tin, hoặc nghe nhạc tiếng anh xong hát theo, ra vẻ ta đây hiếu học lắm. Mẹ kiếp, cái cần thì đéo đọc, cái đéo cần thì ra vẻ ta đây. Ọe, phát buồn nôn với cái vẻ ra vẻ ấy.
Chị 30 mươi tuổi đầu rồi chứ ít ỏi gì nữa chị. Người ta đi học việc thì người cũ chỉ có làm rồi người mới làm theo mà học. Nhưng mà làm gì thì cũng phải hiểu một ít. Chả dám đòi học cái mẹ gì cao xa, đơn giản là làm theo đúng những gì người ta dạy mẹ ý cũng không làm được vì lúc người ta dạy thì đầu mẹ ý để trên mây, lời nói chui vào tai này ra tai nọ. Cái sự hiểu thì chả dám đòi hỏi mẹ ý hiểu đầy đủ bản chất sự việc, cái đấy mất nhiều thời gian, và người ta cũng sẵn sàng chờ nếu mẹ ý muốn tìm hiểu để làm cho tốt. Giờ thực ra chỉ cần mẹ hiểu được những cái cơ bản là muốn làm cái gì cũng phải có sự chuẩn bị tốt, hoặc khi làm một chuỗi ABCDE mà kết quả không như mong muốn thì phải biết ngồi lại mà dò từng nguyên nhân lần lượt từ E,D,C,B,A chứ không phải chỉ có mỗi đi hỏi lung tung xong nghe người ta phán XYZ, thì cũng nhại lại, nói dựa theo người ta rồi báo cáo nguyên nhân là XYZ. Khốn nạn, lúc nào nói với sếp thì cũng ra cái vẻ tha thiết lắm, trong khi đằng sau lưng thì cho một câu sẽ làm mọi cách để không phải làm. Dạ vâng, con mẹ chị, cái số chị quả thật là đỏ, đỏ chót còn hơn cả son. Số chị sướng vãi cả ra ý. Cầu được ước thấy, chúc mừng chị.
Tóm lại là văng, lần này quả thực là mình phải văng cho đã, cho dù chỉ là văng ở đây thôi thì cũng phải văng, chứ không điên mẹ nó mất vì uất.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Hụt hẫng

Ngữ pháp tiếng Trung có một cái logic theo mình là rất hay thế này. Ting bu dong = nghĩa là có nghe thấy mà không hiểu. Mình thấy nó hay chính là ở điểm ngữ nghĩa của nó rất rõ ràng, rành mạch, có nghe thấy mà không hiểu rõ ràng là khác hẳn với không hiểu do không nghe được. Trong tiếng Việt và cả tiếng Anh nữa, đều chỉ đề cập đơn giản, không phân biệt rõ như tiếng Trung. Tôi không hiểu. I don't understand. Không hiểu do không nghe ra (bu ting bu dong) thì người nói còn thông cảm được và có thể nói lại cho đến khi nào bạn nghe được và hiểu ra. Nhưng với một vài đối tượng ting bu dong hoài thì... bó tay.com, siêu ức chế.
Cũng tương tự như thế là: nhìn mà không thấy, đi mà không đến... Đều là những logic rất hay.
---
Tự dưng mưa gió rền rĩ làm mềnh tự dưng tủi thân quá.
Xung quanh mình sắp sửa vắng bóng một số người. Chị L thì về quê. Chị T thì chuyển phòng. Bạn A thì đi vào miền nam, đi hẳn mấy năm, chà ở đây còn thỉnh thoảng cafe chứ đi lâu thế thì... Tự dưng cũng thấy thiếu hụt kha khá...
Mà sắp tới công việc chắc chắn là nặng nề hơn. Mấy vị tâm đầu í hợp đi rồi thì còn lại mấy "vĩ nhân" đáng sợ thôi. Hic. Nghĩ tới tương lai thấy mịt mùng phết đấy.

Liên tưởng

Xem The Voice có một chi tiết thế này: Đôi khi các thí sinh thể hiện rất hay nhưng cả 4 vị HLV đều không quay lại. Cả bài hát họ (HLV) chăm chú, chau mày, trăn trở, băn khoăn, mấy lần định bấm nút rồi lại chợt khựng lại. Và cho đến khi bài hát dừng, thì họ gục xuống chờ khi ghế quay lại phía thí sinh thì mới vỡ òa sự hối tiếc.
Cái mình muốn đề cập ở đây chính là cái cảm giác của sự hối tiếc ấy. Một chút thôi, chỉ một chút gì đó thôi mà khiến con người ta thực sự tiếc nuối.
Cảm xúc đó của các vị trên ti vi lúc ý có thể là diễn hay không thì mình không cần biết, cái mình muốn nói ở đây là nhìn thấy cái cảm xúc ấy làm mình liên tưởng đến chính nó nhưng nằm trong một hoàn cảnh khác.
Dạo này, thì cũng là do đến tuổi nên tự dưng xung quanh gặp một vài tình huống như thế này. Một cô bạn mình trước đây chưa từng yêu ai, đến lúc đi làm một thời gian thì một anh đồng nghiệp tấn công liên tục. Bạn mình thấy, chà anh chàng này cũng nhiệt tình, vậy thì gật đầu yêu thử xem sao. Vậy là nhận lời yêu, ban đầu cũng chưa có tình cảm gì, nhưng sau lửa gần rơm, cuối cùng cũng nhớ thương day dứt lắm. Tuy nhiên, kết cục lại không như mong đợi, một ngày đẹp trời, anh chàng kia bảo rằng lỗi không tại em, chỉ là anh không thể vượt qua bố mẹ nên thôi "ta chia tay nhau từ đây..." kèm theo màn khóc lóc sướt mướt. Cô bạn mình tuy cũng kịp nhận ra được rằng chia tay sớm được với kiểu người như vậy cũng là điều tốt, nhưng không tránh khỏi một cú sốc lớn, khiến cho tâm trí thẫn thờ và còn vô cùng uất ức nữa, lỗi không tại mình, mình cũng đã hết mình như vậy rồi, sao vẫn không thể đạt được. Một người bạn khác, xung quanh mọi người đều trêu chọc, gán ghép cô ấy với một anh chàng làm cùng cơ quan, một thời gian rất lâu, vài năm có lẻ, từ lúc anh chàng còn cùng người yêu cũ cho đến giờ cũng đã chia tay khá lâu. Lúc đầu thì vì cũng mới gặp, chưa rõ con người ra sao và anh ấy cũng đã có người yêu nên bạn mình cũng rất biết giữ khoảng cách, tình cảm đồng nghiệp, anh em rất tốt đẹp. Sau này, khi anh ấy chia tay người yêu một thời gian thì cũng có ý muốn tiến tới với bạn mình, nên cũng nhắn tin, hỏi thăm, chăm sóc. Bạn mình do trải qua một thời gian quen biết trước đó, đánh giá con người này cũng không có điểm gì không tốt, chỉ có điều lúc nào cũng nhiệt tình quá, đâm ra hay chịu thiệt thòi. Bạn mình vốn dĩ tính cũng như vậy, nên cô ấy nhận thấy, một người còn được chứ cả đôi mà cùng nhược điểm như vậy thì quả thật không ổn. Thêm nữa là khó xử cũng bởi quan hệ đồng nghiệp gần gũi cùng cơ quan. Nó vừa là sức ép, là nhân tố thúc đẩy, lại cũng là nhân tố cản trở. Mọi sự xuôi chèo mát mái thì không sao, chứ có vấn đề gì thì dư luận xung quanh lại cũng là một điều rất khó xử cho cả đôi bên. Cô ấy lưỡng lự. Mãi cho tới giờ, hơn một năm rồi, mọi người xung quanh nói vào bao nhiêu mới gật đầu đồng ý, chấp nhận lời ngỏ từ anh kia. Nhưng, cô ấy vẫn nói với mình một câu: quả thật, nước chảy thuyền trôi, chứ đến giờ vẫn không hiểu tình cảm là thế nào.
Thực ra, cảm giác nuối tiếc là cảm giác của tương lai, khi mọi việc đã xong, ngồi nhìn lại ta mới biết có thấy nuối tiếc hay không được. Còn cảm giác của hiện tại là cảm giác băn khoăn, lo lắng, lưỡng lự, thậm chí là sợ hãi. Mọi quyết định đều có thể dẫn đến kết quả tốt đẹp hay hậu quả không lường. Nếu có những tín hiệu rõ ràng thì khác, các HLV đã có thể quay ghế ngay từ những giây đầu tiên, những nốt đầu tiên hoặc kiên nhẫn ngồi nghe hết bài một cách bình thản. Vì thế dở nhất chính là gặp phải những tình huống mà người ta cảm thấy sợ phải quyết định, sợ phải chọn lựa, sợ sự hối tiếc.
Nhưng đấy là thực tế thông thường, và thường thì quyết định càng quan trọng thì nỗi sợ sự hối tiếc càng lớn.
Trong cuộc sống của mỗi người, rõ ràng việc gặp phải các tình huống phải đưa ra quyết định và cảm giác sợ hãi sự hối tiếc là sự thật khách quan, không thể tránh khỏi. Và giữa hai cái đó, ta cũng chỉ có thể chọn hướng tìm cách làm giảm nỗi sợ hãi sự hối tiếc để đối mặt mà thôi.
Vậy một khi đã nhận diện ra được vấn đề như vậy thì bản thân tôi cũng phải nên thử tự tìm cách xoay sở giải quyết xem sao chứ nhỉ :P
- Thứ nhất, chính là "Làm người phải có nguyên tắc" - Đưa ra nguyên tắc đối phó cho một vài tình huống giả định (cái này lúc nào rỗi rãi có thể tự ngồi suy nghĩ hoặc học hỏi trong sách, truyện, rút kinh nghiệm từ các tiền bối...)
- Thứ hai chính là "Kiên định" - Nhất định phải tự tin mà bước theo con đường đã chọn. Tuy nhiên nói vậy nhưng cần phân biệt rõ, "kiên định" không phải là "cố chấp", nếu thấy nguyên tắc không hợp lý thì sai phải sửa, không được cực đoan, cứng đầu.
- Thứ ba, cuối cùng chính là "Không hối hận" - cái này chính là mục tiêu, nhưng cũng là cách thức đối mặt, thái độ "có chơi có chịu". Con người quả thật không phải là thần thánh. Để mà kiên định làm theo nguyên tắc quả thực vô cùng khó khăn. Nếu thành công, tốt đẹp, tức là đạt được mục tiêu không hối hận rất dễ dàng. Nhưng nếu thất bại, để mà không hối hận quả thực rất khó. Vậy chỉ có thể hối hận một chút thôi, một chút thôi, để lấy đó làm kinh nghiệm mà sửa sai, ngẩng đầu bước tiếp. Như vậy mới được.
Mới nghĩ được ba cái như vậy, hy vọng là đủ xài rồi. :)
-----
Đối với một số tình huống, một khi đã nhận thấy rằng mình là không có khả năng xoay chuyển tình thế, và chắc chắn không phải là kẻ kiểm soát cuộc chơi thì mình chọn cách không tham gia ngay từ đầu. Ví dụ như trường hợp mình biết rõ mình ngu hơn đối thủ, như thi đại học chẳng hạn, nếu được lựa chọn, chắc chả bao giờ mình chọn con đường này.
Một số tình huống thì cũng có thể biết là có cách để xoay chuyển tình thế, kiểm soát tình hình, nhưng cách thức phức tạp quá, tốn nhiều trí lực quá, nếu xét thấy không cần thiết thì mình cũng không chơi. Ví dụ như đối với trò dò mìn trên windows, chả bao giờ chơi dù biết chắc là mọi người chơi có cách để tính toán, dự đoán vị trí mìn mà tránh. Tuy nhiên với mình, giải trí thì mang tính ngẫu nhiên, may rủi một chút sẽ đem lại cảm giác sảng khoái, thú vị hơn là cứ phải tổn hại tâm trí tính toán, giành giật chiến thắng. Đó chỉ là trò chơi thôi mà, lao lực vậy thì đâu còn là giải trí nữa. Đối với các trò chơi khác cũng như vậy.
Đối với một vài tình huống khác thì quả thật là do không biết tự lượng sức mình, kiểu "điếc không sợ súng" hoặc là tình thế ép buộc phải liều, lúc ấy mình nghiêm túc thực hiện điều thứ hai và điều thứ ba ở trên kia. Cái này thì gặp thường xuyên hơn hai cái trên. Mọi sự thường ngày có lẽ đều phân vào ý này là nhiều, công việc này, thậm chí cả đến việc ăn uống, hay vấn đề tình cảm. Đa số là "nhắm mắt đưa chân" mà thôi.
----
Hôm qua được hỏi một câu mà mình cảm thấy choáng. Đại ý là nếu có bầu mà siêu âm thấy con mình bị dị tật thì mình cảm thấy sao? Bị Down chẳng hạn.
Mình từng nghĩ đến trường hợp này rồi nhưng đấy là tự nghĩ, giờ bị người khác hỏi mới thấy choáng, cảm giác thật chân thật.
Trước đây mình nghĩ có thể vượt qua được. Mình có hiểu biết, có khoa học, yêu con vậy là có cơ sở để giữ con được sống, có cơ sở để vượt qua chứ. Mình đã nghĩ thế. 
Nhưng hôm qua lúc bị hỏi, thực sự là lưỡng lự, không thể trả lời.
Mình thử lên tiếng biện minh rằng nhiều người bị Down mà vẫn sống tốt, vẫn thành công. Nhưng thực ra khi bản thân nói ra những lời đó cũng đã cảm thấy rất hoang mang. Bạn mình bảo, cứ cho nó xem Forest Gump là được. Một câu đùa? một gợi ý? Thực sự cảm thấy càng hoang mang hơn vì mình biết là khống chế bản thân mình còn khó, đừng nói đến thay đổi hay can thiệp gì vào tâm trí người khác. Nhiều cái mình biết là phải giữ thái độ thế này mới hợp lý mà mình không thể làm được hoặc cũng phải rất rất cố gắng mới làm được. Ngay đến bây giờ nghĩ cách để truyền đạt sự thích thú trong học hỏi tới một người bình thường (về trí lực) cũng đã rất khó khăn với mình rồi... Vậy mà...
Hơn nữa mình vẫn nghĩ từ lâu là con cái giống như một sản phẩm của người cha người mẹ, tuyệt đối không được lựa chọn gì lúc sinh thành, nếu may mắn thì không sao chứ có hậu quả gì thì đều là nó phải gánh chịu trong khi lỗi không phải của nó.
Vậy nên, có lẽ nào thà mình đau một lần rồi thôi, chứ đừng để hậu quả cho con yêu mình phải gánh.
...
"Bản thân mình đã chẳng thể tự tin được thì sao có thể..." - Chà, quả thực là phải suy nghĩ nhiều đấy.
(Vừa lướt web, thấy câu chuyện này. https://m.daikynguyenvn.com/doi-song/wrights-law-bai-hoc-tu-mot-nguoi-thay.html. Đây có lẽ là câu trả lời cho mình đây. Con người gồm phần con và phần người, con người ý thức được điều đó, giống như trong cuộc sống có khoa học và tình cảm vậy. Cuối cùng thì quan trọng là cần phải cố gắng và chiến đấu kiên cường hết khả năng thôi)
----
Dù sao thì ngày mai, bước ra với cuộc đời, mình sẽ lại vẫn "điếc không sợ súng", mắt nhắm mắt mở mà dũng cảm bước đi thôi :))) 

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Cảm xúc

Mấy hôm vừa rồi miệt mài xem The Voice China. Lúc đầu thì rỗi rãi vào youtube tìm mấy video để xem, gặp mấy trích đoạn vòng giấu mặt, đủ các mùa. Càng xem càng thích. Thế rồi thì đi tìm xem cả hẳn full toàn bộ vòng giấu mặt và được đoạn đầu vòng đối đầu của season 1. Chẹp, thích thật. Rất giàu cảm xúc, cả từ phần hát đến phần đối đáp, giao lưu giữa các laoshi và thí sinh. Rất nhiều lần các laoshi lên sân khấu hát với thí sinh, có thể là do nguyện vọng của thí sinh yêu mến, muốn được một lần hát cùng với thần tượng, hoặc có vị laoshi như Na Ying thì là lên hát tặng em bé thí sinh đang mang bầu một bài hát. Còn một điểm rất đáng chú ý là rất ít bài thi bằng tiếng Anh, hầu hết là tiếng Trung, mình nghe không hiểu, phải đọc sub, nhưng cảm xúc thì cảm được. Rất đầy và ấm.
Cái thể loại tai trâu như mình ấy mà, nói chung là cũng khó chiều phết đấy. Đừng tưởng kĩ thuật giỏi, luyến láy feeling mà mình bẩu hay nhá. Không. Nghe mà không cảm xúc thì dù thiên hạ tung hô mình vẫn thấy chán như thường. Việt Nam thì có ca sĩ Thanh Lam là ví dụ điển hình. Những ca sĩ khác thì ít ra còn thích được một hai bài, hoặc một thời điểm nào đấy. Còn Thanh Lam thì chịu. Thử nghe mãi rồi mà hoàn toàn không thích nổi. Nghe chả thấy có cảm xúc gì, chỉ thấy gào thét, vật vã thôi. Dạo trước cũng có đọc mấy bài báo mạng, nói về Thanh Lam, quan điểm này nọ, v.v. chuyện muốn làm việc này việc kia, phong cách làm việc, đúng là báo mạng thì không biết thế nào thật, nhưng mình thấy về mặt đó thì hoàn toàn ok. Duy có mỗi khi cô ấy hát thì mình chịu. Không cảm nổi.
Mấy cái  kiểu tông này tông nọ, giọng cao giọng trầm, v.v. đến giờ nhiều cái mình vẫn hoàn toàn không hiểu. Mình nghe nhạc, thấy cảm thì thích, không thì thôi, chứ chịu, không biết bình luận về kĩ thuật thế nào được. Mình thích những người hát bằng cảm xúc, giọng không cần hay, hoặc cách hát chẳng cần có gì đặc biệt, cứ thế, cứ hát lên thôi là đủ rung động con tim rồi. Như Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn ấy. Hay như không, chả cần gào thét, chả cần vật vã mà buồn ra buồn, buồn chết đi được. Có người nói với mình, hôm nào mưa, buồn mà đi nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh thì không khéo đập đầu tự tử mất. Mình thấy chuẩn. Hay gần đây mình có bắt được cái clip anh Chu Tam tự đàn guitar và hát bài "Thư tình chàng ca sĩ" của anh ấy. Hát như nói, như đang kể chuyện ấy, chả kĩ thuật, chả nhấn nhá, bổng trầm gì, cứ đơn giản là nói ra nỗi lòng thôi. Nghe thật là phê. Vì anh ý hát tiếng Trung, nếu không có sub thì mình chịu, chả hiểu đang hát gì, nên lúc đầu nghe thấy còn hơi buồn cười, thú vị vì giọng hát rất tưng tửng. Nghe đi nghe lại vài lần + đọc sub để hiểu lời thì thực sự là cảm động. Thật sự là đáng yêu.
Nhiều người như thế lắm. Hát như không, mà buồn ra buồn, vui ra vui, phấn khởi ra phấn khởi, muốn bay cả lên cũng được. Chẳng cần vật vã, gào thét, nhảy nhót loạn xạ mà cảm xúc đâu ra đấy. Nhưng cũng có một điểm là vì hát bằng cảm xúc nên chắc là không thể lần nào cũng như lần nào được, sự rung động chỉ có tính thời điểm thôi. Nên mình hay phải vất vả đi tìm những bản thu mà đúng cái lúc mình nghe mà thích, cho dù đúng ca sĩ ấy nhưng lúc họ hát trong phòng thu, mọi thứ đầy đủ cũng có thể không bằng lúc họ hát ngoài đường, ồn ã, nhiều tạp âm nhưng đúng lúc tâm trạng bộc phát.
Nói thế cũng không phải là bảo là hát không cần kĩ thuật, không cần khổ luyện, không cần một giọng hát trời cho. Nhưng yếu tố cảm xúc vẫn là quan trọng. Như bài Chi em quan tâm anh nhé. Bài này vốn dĩ nổi tiếng từ xưa, nhiều người hát. Lên Zing search thì ra một loạt tên ca sĩ nổi tiếng lẫn người thường hát bài này, trong đó có một giọng ca nổi tiếng là cảm xúc, là Đặng Lệ Quân. Nhưng lần đầu tiên mình nghe bài này và kết ngay tắp lự là lúc xem trên youtube, phần thi của Hoắc Tôn trong chương trình Sing my song, trong phần nhận xét của huấn luyện viên, họ mời mẹ Hoắc Tôn lên giao lưu và bác ấy đã hát bài này. Lúc đấy mình ấn tượng ngay, dù bác chỉ hát có một lời, và chả ấn tượng gì với phần thi của con trai bác cả, dù bạn ấy được cả 4 huấn luyện viên ca ngợi hết lời. Bác ấy cũng là người hát chuyên nghiệp, nhưng sau này mình có đi tìm bản mp3 bác ấy hát và nghe cả nhiều người khác hát, trong đó có Đặng Lệ Quân thì mình chưa thấy ai hát cảm động bằng bác ấy.
---
Lúc này đây, vừa nghe liên khúc mở màn The Voice China season 3 xong thì máy tự next sang bài Give me some sunshine (ost của 3 Idiots) rồi tiếp đến My heartache (ost của The Gentlemans Dignity). Một loạt các bài hát, à không các phần trình diễn đầy cảm xúc, nó thôi thúc, bay bổng, sức truyền cảm hứng rất lớn. Chả biết diễn tả thế nào. Tuyệt!

---
Nhiều lúc ngồi nghĩ tự dưng thấy bản thân cũng thật ngộ. Cuộc sống của mình vốn dĩ chẳng có gì. Có người đã hỏi mình hình như chục năm không gặp mà mình vẫn thế, vẫn kiểu chăm ngoan, hiền lành, cái gì cũng ok, đi làm xong về nhà, chả nổi loạn, chả biến động gì thì phải. Ôi trời :)))) Nghe hỏi xong mình nhìn lại mình, hình như nói đúng thật. Vẫn thế, chả khác gì. Thế thì mình đúng là một kẻ nhạt toẹt, cuộc đời mình đúng là chán òm.
Nhưng tự bản thân mình nhìn nhận mà nói thì cuộc sống của mình vô cùng phong phú, về mặt cảm xúc ấy.... và đa số là cảm xúc vay mượn. He he. Tức là thực ra thì không phải cảm xúc có được từ tình huống thực tế của mình mà là cảm xúc mình cảm nhận được từ thế giới xung quanh. Từ những câu chuyện trong sách, trên mạng, những chuyện bà tám với mọi người này. Từ những bài hát, những bản nhạc, bộ phim. Từ những hoàn cảnh trong những chương trình truyền hình thực tế. Từ những quan điểm chia sẻ trên status mạng xã hội của mọi người... Từ tất cả các nguồn ấy, nó không phải là của mình, nhưng mình đã biến nó thành cảm xúc của mình.
Cảm xúc vay mượn... Hoàn toàn có thể nói là vậy. Nhưng cũng thú vị đấy chứ.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Trẻ con

Hôm nay mình vừa xem xong Like Stars on Earth (Taare Zameen Par (2007) định mò lên facebook post status tâm đắc thì gặp ngay bài viết của bác này (bài trích dẫn ở dưới ý), cô giáo mình like và share. Duyên thật là duyên.
Nhiều lúc tự dưng lẩn thẩn ngồi ngẫm ngợi thì thấy là mình có một vấn đề thế này, bế tắc kinh khủng, đấy là mình không biết làm gì với bọn trẻ con cả, và vì thế mà mình chả hiểu sao người ta có thể dễ dàng sinh con đẻ cái đến vậy. Chả lẽ cứ tin vào cái thuyết "trời sinh voi, trời sinh cỏ" rồi mạnh dạn đẻ là xong à? Ô hay nhỉ!

-------
Minh Triet đã thêm một ảnh mới. (https://www.facebook.com/Baongvlq/posts/1426681867653812)

2 cái chết
1 em 7 tuổi chết vì chui vào máy giặt, 1 em 17 tuổi học sinh trường chuyên tự tử.
Tôi chân thành chia buồn với bố mẹ và gia đình các em.
Nhưng có 1 điều tôi thấy cần nói, để những ng làm cha mẹ biết, rằng 95% lỗi tại cha mẹ.

Có thể nhiều ng nghĩ điều tôi viết ra đây làm cho ng thân các em đau buồn thêm. Nhưng vấn đề vẫn còn đó. Họ có thể có những đứa con khác, những ông bố bà mẹ khác cũng có những đứa con. Và điều tôi nói có ích.
Trường hợp chết vì máy giặt, tất nhiên rất hi hữu. Nhưng đã xảy ra. Chúng ta có thể coi như 1 rủi ro. Và không vì thế mà các nhà kinh doanh dừng sản xuất, chính phủ cấm bán và người tiêu dùng thôi xử dụng máy giặt. Trên đời này có 1 tỷ loại rủi ro tương tự.
Không ai và không bao giờ lường hết được rủi ro.
Thời trước do sợ trộm bẻ khoá nên người ta nghĩ ra loại khoá bên trong, chìa khoá thì buộc vào sợi dây đeo vào cổ các cháu. Khi các cháu kiễng chân luồn tay mở khoá thì trượt chân, cái dây biến thành thòng lọng treo cổ. Vài cháu đã chết.
Các tai nạn tương tự rất nhiều.
Nhiều nước có bộ máy tử tế sẽ giúp loại trừ 1 phần rủi ro. Ví dụ ở Mĩ sau một loạt tai nạn thòng lọng như ở VN họ ra luật cấm bán các loại áo có dây buộc cổ, buộc mũ cho trẻ con dưới 10 tuổi, khuyến cáo bố mẹ không cho trẻ con đeo dây chuyền, vòng cổ. Vì các sợi dây đó có thể biến thành thòng lọng khi các em chơi thể thao, đùa nghịch. CP VN cũng có thể học Mĩ mà cấm trẻ con dưới 10 tuổi đeo bất cứ loại dây gì vào cổ. Tuy nhiên các ô bố bà mệ ko nên chờ CP làm cái điều họ có thể làm, ngay và luôn.
Khi cô em tôi có đứa con đầu tiên, thỉnh thoảng nó đưa cháu về thăm ông bà ngoại. Việc đầu tiên tôi làm là gọi người đến lấp ngay cái ao mà Ba tôi vừa mới làm. Ba tôi rất bực, tôi nói cái ao này có thể giết chết cháu ông đấy. Hiểu rồi.
Khi con tôi 3 tuổi, nó bắt trước ng lớn lấy ấm điện cắm vào ổ điện và thích thú khi thấy cái ấm đỏ rực bốc khói nghi ngút. Ngay lập tức tôi gọi thợ đến làm lại toàn bộ hệ thống điện, tất cả ổ cắm phải cao 1m6, vì VN chưa có các ổ cắm an toàn.
Tôi đến nhà 1 bạn người Đức. Con anh 3 tuổi. 2 vợ chồng bỏ ra 1 ngày đi mua những quả bóng giống như bóng tennis để lắp vào tất cả những đồ vật có góc nhọn như góc bàn, góc tủ để khi đứa bé chạy có va vào sẽ không bị lòi mắt, vỡ đầu. Trước đó họ đã phải thay cái hàng rào thấp 80cm có những thanh sắt nhọn bằng hàng rào cao 1m6, các đầu thanh đều uốn tròn. Khi thấy cảnh các ông bố bà mẹ VN hồn nhiên bế con trèo rào sắt nhọn vào công vien nước, bạn nói phải tống cổ ban tổ chức vào tù. Hành vi của ban tổ chức công viên nước Hồ tây nếu ở nước khác như Pháp, Đức sẽ bị coi là hành vi giết người. Tù không dưới 7 năm. Có bà BT Y tế pháp đã bị truy tố vì để lọt mấy túi máu nhiễm HIV vào hệ thống y tế. Bà ta không trực tiếp liên quan. Nhưng trách nhiệm thuộc về bà BT, và cáo trạng là tội giết người.
Chờ bọn nó đi tù còn lâu, nhưng đơn giản đừng bế con trèo rào, ai cũng làm được, ko cần chờ CP và QH.
Sau khi xảy ra thảm hoạ Heyssel, các sân bóng đá Anh và châu Âu phải bỏ ngay các hàng rào ngăn cách khán giả với cầu thủ, để khi xảy ra chen lấn thì khán giả có thể tràn xuóng sân thoát thân, không bị chết bẹp do bị ép vào hàng rào.
Sau khi đọc tin về cháu bé 7 tuổi chết trong máy giặt, việc đầu tiên tôi làm là xem cái máy giặt nhà mình, nó giống hệt loại mà bài báo viết. Tôi dắt bọn trẻ con vào buồng giặt, chỉ cho chúng nó thấy cái máy và dặn đừng có chui vào, chết tươi đấy. Ngoài ra ra tôi cho lắp khoá phòng giặt, bảo cô GV phải luôn luôn khoá. Biết đâu đấy.
Tóm lại khi con chưa đủ 18 tuổi thì bố mẹ phải tìm cách ngăn ngừa các rủi ro có thể. Nếu CP thông minh thì sẽ giúp hạn chế 1 số rủi ro, nhưng đừng có chờ CP.
Còn chuyện em học sinh trường chuyên?
Lí do cụ thể tôi không biết. Từ những gì tôi đọc được thì em trầm cảm vì bị bạn bè cô lập. Tôi không nghĩ em bị trầm cảm bẩm sinh, em đã học chuyên NH, chuyển đến trường mới này đã 1.5 năm. Vậy trầm cảm nếu có là mới phát sinh.
Cũng tương tự như chết vì cái máy giặt thôi. 95% tại bố mẹ.
Xin lỗi bố mẹ và ng thân của em. Tôi nói những điều tôi nghĩ là có ích cho những ng còn sống.
Cuộc sống, muốn hay không, là sự ganh đua khốc liệt. Từ học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin đến tất cả các học thuyết tân thời đều như vậy. Ngay các lãnh tụ kính yêu của chúng ta cũng thường xuyên nói xã hội ta tốt gấp vạn lần xhtb, đấy là gì nếu không phải ganh đua? Có thể cấm trẻ con các nước tư bản đọc các bài phát biểu của lãnh tụ VN không? Không. Vậy chúng nó trầm cảm thì sao?
Con bạn sẽ phải ganh đua từ khi lọt lòng cho đến lúc chết. Điều đó không phụ thuộc con bạn, hay bạn. Đã là sinh vật sống thì nó theo các quy luật như thế. Không vì trường hợp này mà anh Luận xoá bỏ ngay hệ thống trường chuyên, lớp chọn. Mà có bỏ thì vấn đề vẫn còn đó. Chẳng qua nó thể hiện rõ rệt hơn ở môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn mà thôi. Trường thường, lớp thường cũng vậy, chẳng khác là bao.
Ông con tôi 6 tuổi. Nó tập bơi và mới bơi được độ 3m. Hôm qua tôi đưa nó xuống bể bơi. Tôi chui vào một góc để quan sát. Gặp bạn cùng lớp với nó, đang mặc áo phao, chưa biết bơi. Ông con tôi quay ra dè bỉu ngay
- bạn dốt nhỉ, bơi dễ ợt, tớ nhảy xuống nước là bơi luôn.
Tất nhiên nó bốc phét, nó đã qua 2 khoá tập bơi với những vđv bơi lội hàng đầu VN.
Và kết quả là bơi như ếch và thở như chó, trong vòng 3m.
Nó rất tự hào vì biết bơi, như nó nói là bơi như rái cá, điều đó không thể khoe khoang v ai trong nhà được vì ai cũng bơi hơn đứt nó. Vậy khoe v ai? Nó lượn lờ trước mặt mẹ thằng ku kia, bi bô đủ điều là bơi dễ hơn đọc với viết, vì ông ranh này đến bg không biết đọc biết viết. Tôi cũng chẳng bận tâm chuyện đọc viết của nó. Và trước mặt ku kia thì ông con giở đủ trò: lao đầu xuống nước, lặn ngụm, lộn nhào, bơi sấp, bơi ngửa, bơi chó, bơi ếch...ku kia càng khiếp, ngồi thu lu 1 góc.
Nếu mẹ đứa bé cũng ngớ ngẩn, hoạc nhiễm thói ganh đua dở hơi, quay ra mắng con mình:
- đấy, xem con người ta đấy, học có 2 buổi đã bơi được rồi, còn mày thì... Đồ toi cơm.
Và rồi những thứ khác cũng thế thôi. Luôn có những đứa bé khoe khoang những điều con bạn không có, hoặc chưa làm được. Chúng ta không thể cấm bọn trẻ con nhà người khác khoe khoang, ganh đua. Cũng như không thể cấm Ngọc Trinh khoe da trắng, khoe eo nhỏ, không thể cấm a Vượng Vincom khoe nhiều tiền.
Một lần có giấy mời đi xem chung kết hoa hậu VN, tôi cho cháu gái 14 tuổi, con ông anh. Anh xé mẹ đi vứt thùng rác. Và tôi hiểu ý anh. Ngộ nhỡ nó tủi thân vì không có mông, vú và chiều cao như mấy con khỉ kia thì sao.
Hãy bảo v con bạn
- Kệ mẹ thằng ranh kia con ạ. Mẹ đây 40 tuổi đã biết bơi đéo đâu. Bố con cũng chẳng biết bơi. Không sao cả. Con cứ xuống bể bơi, nếu con không thể bơi thì lấy cô vdv bơi lội kia làm vợ. Dễ hơn học bơi.
Đừng bao giờ tạo bất cứ áp lực nào lên con bạn. Đến 18 tuổi mà nó biết đọc, biết viết, có thể nói ra suy nghĩ của nó, tự chăm sóc bản thân là rất tuyệt vời. Còn lại cứ kệ mẹ nó. Nếu các bạn trường nó đói xử v nó không tốt, hãy chuyển trường cho nó. Tôi nghĩ đã vào được trường chuyên số 1 HN thì vào trường nào chả được.
Ảnh. Loại áo có dây buộc ở cổ ntn bị cấm bán cho trẻ em dưới 10 tuổi ở Mĩ.