Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

đi, đi, đi và chuyện đi

Sáng nay mình vừa xem một chương trình du lịch. Chương trình bắt đầu cũng giống các chương trình du lịch kiểu trải nghiệm khám phá khác. Anh dẫn chương trình là nhân vật trải nghiệm đến ở homestay để khám phá một bộ lạc có tên là Bajau Laut, một bộ lạc ở Malaysia. Người Bajau trước kia chỉ sống trên những con xuồng hẹp và dài, họ là những du dân đại dương, cả đời chỉ lênh đênh trên biển. Nhưng sau này do áp lực từ chính quyền, họ đã lần đầu tiên định cư, lập một ngôi làng nổi trên mặt biển, tên là Sampela, nằm trong khu vực tam giác san hô ở Nam Thái Bình Dương. Ngôi làng được mở rộng một cách tự nhiên trên những bãi san hô chết, gồm những ngôi nhà sàn, cách mặt nước khoảng 2,5m. Làng không có điện. Nhà nào nghèo thì vách liếp, mái lá. Nhà giàu hơn thì có mái tôn, giàu nữa thì mái ngói, có điện, có chảo vệ tinh. Nhưng chủ yếu khu nhà giàu đấy là của dân Hồi giáo nhập cư sau này chứ người gốc bộ lạc Bajau thì chỉ toàn những người vô thần và siêu nghèo thôi.
Anh chàng dẫn chương trình (tên là William, mình gọi tắt là Will đi) lúc đầu đến gặp người tộc trưởng, ông này là người sẽ quyết định xem du khách sẽ ở trọ trong gia đình nào. Will đến ở nhà Khabei, theo phong cách 3 cùng, cùng ăn, cùng ngủ, cùng đi làm các công việc trong cuộc sống hàng ngày với họ. Anh này có vợ và 3 con. Đứa lớn nhất tên là Lobo, là một cậu bé rất hoạt bát, thường nghĩ ra những trò giải trí cho cả nhà trong những lúc mưa gió, không ai ra ngoài được. Ăn với ngủ thì khỏi nói, nhà chỉ có vậy, chủ ăn gì thì khách ăn nấy và thế là lần đầu tiên anh chàng Will ăn cá cả đầu. Cả gia đình ăn-ngủ-nghỉ trong một gian nhà, phía bên hông nhà là một chái nhỏ làm bếp và chỗ tắm giặt. Will theo Khabei, cha anh và những người anh em đi lặn bắt cá ở rặng san hô. Và Will đã cảm thấy thật choáng ngợp khi nhìn thấy Khabei và những người khác bơi lặn giữa rặng san hô sặc sỡ. Họ lặn ngụp ở độ sâu 15-20m dễ dàng như người nông dân chạy nhảy trong khu vườn vậy. Dụng cụ bắt cá của họ là một cây súng bắn lao. Khabei bảo Will là anh có thể bắt khoảng 10 con cá với mũi lao của mình. Số cá này không chỉ để gia đình họ ăn mà còn để những người phụ nữ mang ra chợ bán và đổi lấy những thứ nhu yếu phẩm khác như gạo hay dầu. Ngày tiếp theo, Will theo những người phụ nữ ra chợ. Họ chèo thuyền đến khu đảo gần nhất và cố gắng bán cá nhưng những người mua có quá nhiều lựa chọn tốt hơn nên họ phải quay về mà không bán được con cá nào. Lúc này Will mới thấy được sự vất vả của những người dân Bajau. Họ bị những người dân trên đảo coi thường và ép giá rất nhiều. Will còn thốt lên một cách đầy phẫn nộ: "Tôi thậm chí còn nhìn thấy một người đàn ông đã nhổ nước bọt vào những người bán cá bên dưới cầu tàu". Còn người phụ nữ dẫn anh đi chợ thì nói gì, cô ấy chỉ đơn giản nói là: "Những con cá này quá bé. Chúng ta phải về thôi vì nếu cứ không bán được như thế này thì chúng sẽ ươn hết mất. Ngày mai chúng ta có thể thử quay lại. Còn chồng tôi sẽ phải đi kiếm những có cá to hơn". Nhưng sau khó khăn về con người thì lại đến sự khó khăn do tự nhiên gây ra, đó là những cơn bão biển. Hai ngày liền sau đó không có ai ra khỏi nhà được vì có một cơn bão tràn qua làng của họ. Nhưng nếu cứ ở trong nhà mãi thì họ sẽ chết đói vì không còn gì ăn. Vậy nên Khabei đã ra ngoài trong khi trời vẫn đang mưa để cố gắng bắt cá và anh nói là sẽ chỉ đi trong một tiếng đồng hồ thôi. Lần này Will không đi cùng Khabei. Hai tiếng đồng hồ đã trôi qua mà Khabei vẫn chưa về khiến Will rất lo lắng. Nhưng may là cuối cùng thì Khabei cũng về với một vài con cá. Anh giải thích là vì thuyền của anh bị hỏng nên mới lâu như vậy.
Câu chuyện vừa rồi chỉ là phần một của loạt chương trình và mình mới chỉ xem được đến đó thôi. Nhưng khi xem những cảm nhận của Will mình chợt nhận thấy là đã có những lúc trong những chuyến đi của mình mình cũng đã có những cảm xúc tương tự. Có những lúc mình choáng ngợp trước cảnh sắc thiên nhiên, trước những con người biết vượt lên sự hung dữ của tự nhiên để bám trụ với cuộc sống. Nhưng cũng có những lúc mình lặng người trước họ, mình thấy buồn hoặc phẫn nộ thay cho họ, dẫu biết rằng những cảm xúc đó nhiều lúc cũng chỉ là vô dụng.
Mình kể lại câu chuyện của Will để giúp bản thân mình diễn đạt những gì mình cảm thấy cần có trong những chuyến đi. Đi để làm gì? Tại sao lại cứ phải đi? Mình đã từng hỏi bản thân điều đó, và cũng có nhiều người cũng băn khoăn như mình. Như quan điểm của người viết trong link này cũng vậy (https://www.google.fi/amp/s/wanderlustlifechanel.wordpress.com/2016/12/30/phan-bien-chu-nghia-xe-dich-hay-nhung-dieu-thuong-bi-hieu-sai-ve-cuon-nguoi-hobbit-dich-tu-art-of-manliness/amp/ )(https://www.google.fi/amp/s/wanderlustlifechanel.wordpress.com/2016/12/30/phan-bien-chu-nghia-xe-dich-hay-nhung-dieu-thuong-bi-hieu-sai-ve-cuon-nguoi-hobbit-dich-tu-art-of-manliness/amp/ )
Mình thấy với nhiều người bạn mình thì đi chỉ là sự trốn chạy. Bạn bị stress trong công việc? Bạn gặp những vấn đề rắc rối trong gia đình? Vậy thì đi đi, đi du lịch ở đâu đó, khám phá những vùng đất mới và QUÊN đi rắc rối. Ồ, chỉ cần QUÊN là xong thôi ư? Không. Rõ ràng không chỉ cần đi và quên đi những rắc rối trong vài ngày mà mọi việc sau đó có thể tự nhiên đâu vào đấy được hết. Chính bản thân những người bạn kia cũng mình cũng thừa nhận điều đó.
Một điều nữa: Bạn cũng có thể nói rằng, vì tôi chưa tìm ra được cách nào tốt hơn thì ít ra việc đi đâu đó và tạm quên đi thực tại còn có thể giúp tôi giảm bớt căng thẳng và biết đâu ở một nơi xa xôi nào đó tôi lại có cơ hội tìm ra câu trả lời tôi đang cần thì sao? Đúng. Bạn có cơ hội đó, tìm ra được câu trả lời cho mình. Tôi cũng đã tìm cho mình những câu trả lời tôi cần trong những chuyến đi của tôi. Một người bạn của tôi cũng vậy. Nhưng có một điều là cô ấy chỉ tìm ra vậy thôi, chỉ biết câu trả lời nhưng cô ấy không thay đổi, lại tiếp tục cuộc sống với nhiều vấn đề stress và lại tiếp tục đi, chỉ để giải tỏa tạm thời. Vậy nên điều bạn cần làm là phải cố gắng nắm bắt cơ hội đó chứ không chỉ biết rồi lại để không nó đấy và rồi lại tiếp tục cái điệp khúc than vãn trước đây của bạn. Làm vậy chỉ khiến tâm trạng bạn xấu đi mà thôi. Thứ năng lượng xấu đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn bao trùm lên cả những người xung quanh bạn nữa, và điều này thì rõ ràng là tôi không chấp nhận nổi. Tôi đã từng gặp và bị ảnh hưởng bởi thứ năng lượng xấu xí đó trong một chuyến đi ngay thời gian vừa rồi, khi tôi cố gắng nói với cô bạn tôi rằng cô ấy đã tìm ra môi trường sống mà cô ấy cảm thấy thích hợp hơn thì hãy thay đổi đi, hãy từ bỏ cái cũ đi. Nếu cứ tiếp tục như cũ thì rõ ràng là cuộc sống của cô ấy vẫn sẽ bế tắc như vậy mà thôi. Tôi cũng nói rằng, hạnh phúc của cô ấy là cảm xúc của cô ấy, không ai cảm nhận điều đó thay cô ấy được, cha mẹ cô ấy cũng không làm được điều ấy, và nếu họ thật sự yêu thương cô ấy thì họ cuối cùng sẽ hiểu lựa chọn của cô ấy thôi vì cô ấy thấy vui thì họ mới thấy vui được chứ. Các bạn thấy đúng chứ? Bản thân mình vui thì những người yêu thương mình mới vui được. Đó là sự lan tỏa của năng lượng tốt. Chính vì thế tôi đã vô cùng khó chịu và ức chế với thứ năng lượng xấu tỏa ra xung quanh từ sự chán chường của cô bạn tôi và niềm hân hoan giả tạo trong những bức hình selfie của cô ấy. Tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì điều đó và nó thật sự đã phá hỏng chuyến đi của tôi dù tôi và cô ấy cùng chia sẻ hành trình với nhau.
Có thể tôi may mắn vì tôi đã có những cảm nhận cần thiết (giống như tác giả của Người Hobbit) mà không cần phải đi quá nhiều. Vì thế những chuyến đi sau này của tôi hầu như mang đúng nghĩa là nghỉ dưỡng thôi và nếu may mắn hơn nữa thì tôi lại tìm thêm được những gì tôi cần vì theo một cách nào đó thì tôi cũng đã biết cách để tìm ra chúng. Đúng là có thể tôi may mắn hơn nhiều người vì điều đó thật. Và như tôi vẫn nói: Một khi đã là may mắn thì không còn gì để nói nữa. Nhưng tôi vẫn muốn nói một điều (đã có nhiều khi tôi còn muốn hét thật to vào những người bạn đường của mình rồi ý chứ), đó là: Hãy đi để cuộc sống của bạn tốt hơn bằng cách nghỉ dưỡng, khám phá, học hỏi từ những chuyến đi và thay đổi. Đừng đi chỉ để trốn tránh và lan tỏa năng lượng xấu từ bản thân bạn ra xung quanh và làm ảnh hưởng đến chuyến đi của người bạn đồng hành.
Cuối cùng rất cảm ơn bạn nếu bạn đừng lan tỏa năng lượng xấu của bạn sang tôi. ***Smile***
------------
Dưới đây là câu chuyện tôi kể về tôi để cố gắng giải thích những quan điểm trong bài viết về tác giả của Người Hobbit cho một người bạn của tôi (không phải là cô gái mà tôi đề cập ở trên nhé). Tôi nói chuyện với người bạn này vì tôi nhận thấy cô ấy cũng đang gặp vấn đề là cô ấy chỉ đang cố đi bạt mạng mà không giải quyết được gì cả. Cô ấy chỉ cố quên đi cảm xúc, cố gắng vượt qua sự tiếc nuối khi có vấn đề gì đó không như ý xảy ra mà thôi chứ chưa biết nhìn lại, coi đó là bài học và rút kinh nghiệm từ đó để đi tiếp. Nói theo cách chơi chữ thì từ hối tiếc (hoặc dùng từ hối hận) bao gồm 2 phần "hối"-nhìn lại để rút kinh nghiệm và "tiếc"-cảm xúc. Có vẻ như thực tế là con người ta cảm thấy thực sự khó khăn để vượt qua được một cảm xúc xấu vậy nên mọi người có thể ảo tưởng là khi họ đã làm được phần khó (tức là vượt qua được cảm xúc) thì họ cũng đã hoàn thành được phần dễ hơn (tức là nhìn lại và rút kinh nghiệm) rồi. Nhưng thực tế rõ ràng là không như vậy. Bằng chứng là phần tiếp sau của câu chuyện giữa tôi với người bạn này. Tôi cứ cố gắng nói điều trên với cô ấy còn cô ấy thì phát triển câu chuyện ra cực kì nhiều hướng khác nhau nhưng lại chẳng có hướng nào trúng vào những gì tôi đang nói cả. (*Nhún vai*)



Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Basics

Is this one of the basics of the life?
Louis: Okay, whose side are you on?
Rachel: Yours! But the law is not WITH you.
Louis: What? You think when you become a lawyer, you're gonna be trying cases where the law is always on your side?
- from Suits 3 episode 7
Three things from this conversation:
1. There is nothing which is really RIGHT or WRONG. There is only the thing what you do BELIEVE (even TRUST) in. 
2. There are only two ways to know what the right thing is. The first one is when you really do know the thing that you do believe in. And the second one is when you are the lucky man.
3. Never show up information or example to PROVE that something is right or wrong, just do this to EXPLAIN your idea about what you do believe in. Because, belive me, when you try to prove it you will never care that it is really right or not anymore.
----
Thứ 7 vừa rồi mình đi xem phim "Dạ cổ hoài lang". Nhiều điều ấn tượng. 
Bài hát do Uyên Linh thể hiện nghe thuyết phục hơn nhiều bản mình đã nghe trước đây. 
Câu chuyện của những người vượt biên đầy bão tố.
Cuối cùng là một chi tiết rất lạ: trong list những người thực hiện chạy trên màn hình cuối phim lần đầu tiên mình thấy một vị trí là Drive (0.0)
----

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Mỗi chuyện một tí

Mỗi chuyện một tí
Chuyện 1: Mấy ngày đầu năm mới, vừa ra Tết ý, thường mấy chị em hội cơm trưa hay lang thang đi ăn ngoài thay vì mang cơm đi như thường lệ. Năm nay mình rất ấn tượng cái buổi trưa đầu năm đi ăn ở hàng bún chả góc đầu phố Lê Ngọc Hân. Không phải món bún chả ở hàng đấy gây ấn tượng gì với một đứa “tai trâu” trong ẩm thực như mình mà là cái cách hoạt động của nó khiến cho mình bị ấn tượng, đến nỗi mà cái đầu đang ong ong của mình tỉnh cả ra đấy.
Hàng đấy buổi trưa bình thường cũng đã đông rồi. Nhưng đầu năm mới ra mới có mấy ngày, nhiều hàng quán khác còn chưa mở hàng nên thành ra hôm đấy càng đông. Tất cả cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh ấy chỉ bao gồm cái bếp nướng chả, mấy cái chậu than hoa, rồi bát rồi đũa như các hàng ăn khác, thêm vào đó là tầm chục cái bàn nhựa được kê một cách hết sức tiết kiệm diện tích trong khuôn viên là khoảnh vỉa hè góc đầu phố. Bếp nướng thì bố trí phía ngoài đường để khói khỏi tạt vào khách. Ngay góc cạnh đấy là cái bàn đại bản doanh của cô chủ quán vừa làm nhiệm vụ chia chả cho các suất vừa làm thu ngân. Cạnh bàn cô ngồi là nồi đựng nước mắm đã được pha vừa ăn theo bí kíp riêng của quán và nồi đựng dưa góp ăn kèm. Việc bố trí này rất tiện để chia suất và đưa ra phục vụ khách vì cách trình bày món bún chả là chả nướng sẽ được xếp vào bát, sau đó cho thêm dưa góp rồi chan nước mắm và mang ra cho khách. Còn bún và rau sống thì lại được bố trí ở riêng một khu khác, chếch vào phía trong hơn và cách biệt với khu ngoài chỗ cô chủ ngồi vì mấy cái bàn cho khách ngồi, và chắc là rau sống cũng được để luôn gần chỗ vòi nước rửa nữa. Thực ra thì lúc ý mình ngồi ở đầu bàn ngay sát chỗ cô chủ ngồi chia chả nên cũng không thấy được khu vực để bún và rau sống phía trong nên đoạn gần vòi nước thì mình chỉ đoán vậy thôi. Đấy mới là về vụ quy hoạch các vị trí còn về nhân sự thì ngoài cô chủ ngồi chia chả cộng thu ngân và một cô chuyên trách nướng chả thì còn có tầm ba cô nữa thì phải, xoay vòng thay nhau làm nhiệm vụ: bố trí chỗ ngồi cho khách, dọn bàn, bưng bê, mang bún, mang rau và mang bát chả ra. Chưa nói đến đoạn rửa bát có ai chuyên trách không thì mình không quan sát kịp vì còn mải ngắm cô chủ hàng đang pha thêm một nồi nước chấm mới, hehe. Có một điểm làm mình cứ ngẩn ngơ mãi đó là việc các cô phụ trách chạy vòng ngoài hoạt động rất nhịp nhàng với nhau mặc dù rõ ràng là họ không có phân công riêng mỗi người phụ trách một món, như kiểu người chuyên mang rau, hay chuyên mang bún, hay người chuyên đứng nhìn tổng thể để chỉ chỗ cho khách hay điều hành người khác lấy cái này cái nọ theo yêu cầu của khách. Không, tất cả họ hoạt động cùng một lúc, tất cả các cô đều có lúc thì lấy rau, có lúc lại lấy bún, có lúc thì dẹp bàn, hướng dẫn khách hoặc nhận yêu cầu của những người mua mang về đang ngồi trên xe máy đỗ dưới lòng đường tít phía ngoài xa. Họ làm tất cả mọi việc mà không kiểu ồ ạt, bàn này thiếu bún thì lúc sau đồng loạt mấy cô đều mang bún ra, không, họ vừa làm vừa quan sát nhau để khi thấy người này lấy bún cho khách này rồi thì người kia sẽ đi lấy rau. Một người đã đi lấy bún thì họ sẽ nhìn một lượt xem có bao nhiêu suất bún cần lấy lúc bấy giờ và mang ra một lượt cho một nhóm 3-4 khách một lúc. Người lấy rau lúc đó cũng sẽ nhìn và mang ra như vậy. Hoặc gặp khách đi một mình hoặc nhóm 2 người thôi thì cô lại mang cả bún và rau cùng một lúc luôn. Một cô khác trong lúc đó sẽ hỏi khách ăn gì và nói to thông báo cho cô ngồi chia chả để lấy cho đúng suất theo yêu cầu. Mà yêu cầu có nhiều lúc rất phức tạp, kiểu đồng thời mấy nhóm khách yêu cầu một lúc như thế này: “ở đây 3 lẫn một băm - ở đây 4 nem nhé – bàn bác áo xanh này 2 suất lẫn với 2 nem nhé”, kiểu kiểu như vậy. Mà có một vấn đề nữa ấy là thứ tự phục vụ. Lẽ dĩ nhiên là khách đến trước sẽ được phục vụ trước. Nhiều khách cũng bạo miệng đòi được ăn, nhưng đa số thì chả cần đòi vì các cô sẽ tự đòi quyền lợi cho khách vì các cô đều quan sát và sẽ có ý kiến lên tiếng nếu cần. Theo mình nhận thấy thì ngoài thứ tự ưu tiên thông thường là trước-sau thì họ còn phải phân bổ ưu tiên cho cả những người đỗ xe dưới đường chờ mang về nữa thế nên đôi khi các cô phải lên tiếng là vì vậy.
Cuối cùng, sau tất cả, sau hết thảy những yêu cầu: bún, rau, chả, giấm, ớt… vân vân và mây mây… thì cuối cùng là màn thanh toán. Ở đây sau khi ăn uống xong xuôi, lau miệng xỉa răng đầy đủ thì khách mới ới các cô: cho tôi thanh toán. Lúc ý thì các cô vòng ngoài lại chỉ khách: anh/chị vào kia (chỉ cô chủ đang ngồi chia chả) thanh toán hộ nhé. Khách bước lại chỗ cô chủ: chị ơi cho tôi thanh toán với, của tôi là … suất này suất kia… Cô chủ quán đang chia chả sẽ dừng tay ngẩng đầu nghe khách nói rồi tính tiền, thu tiền và trả lại. Có những khi khách cũng chả cần phải khai là mình ăn gì mà các cô vòng ngoài sẽ ới vào báo với cô chủ quán là: bên này thanh toán 2 suất chị ơi, rồi chỉ khách vào trong trả tiền.
Hôm đấy chả nhớ là có phải do trời giở cái nắng nửa mùa giữa mùa đông không mà mình nhớ là mình đi vào hàng đấy trong tâm trạng vô cùng chán ngán vì đầu thì cứ ong ong đau, và mình thấy hàng đấy quá đông, phát ngột ngạt. Mới đầu còn chả có đủ chỗ ngồi cho 3 chị em mà chỉ thấy có 2 ghế trống thì 3 chị em nhường nhau tranh thủ ngồi vào đó rồi chờ các cô lấy thêm cho cái ghế nữa. Nhưng may là vì mình chọn chỗ ngồi ngay sát cô chia chả và cô nướng chả nên thành ra lại là vị trí rất đẹp để mà ngắm nghía quan sát trong lúc chờ được ăn. Thế là rồi chả biết từ lúc nào cơn đau đầu đã bay đi mất. Thay vào đó thì não mình bị thu hút vào guồng làm việc của các cô ở hàng bún chả. Và lúc sau thì vừa gắp bún gắp chả cho vào miệng vừa nghĩ: Ôi siêu thật, làm thế nào mà cái chỗ hỗn loạn này lại hoạt động có trật tự đến vậy được nhỉ ???
Note: Chắc là lúc nào mình cũng bị thu hút bởi sự hoạt động của những cỗ máy được cấu thành bởi nhiều chi tiết phức tạp thì phải.
------
Chuyện 2: Về cái vòng mình đang đeo ở bên tay trái. Cái vòng là này tình cờ bắt gặp nó trong đống vòng vèo bày trên sạp hàng nhỏ nằm bên triền dốc phố Cầu Mây ở SaPa. Lúc ý là đang trong lúc mặc cả để mua hộ ông anh làm cùng phòng đồng bạc hoa xòe nên đầu thì nghĩ là trả tầm ý là vừa chưa còn mắt mũi thì cứ gọi là đảo quanh khắp gian hàng như rang lạc để giết thời gian. Thế nào rồi mà lại nhìn ngay ra em ý. Quá chuẩn kiểu mình thích luôn. Ha ha phải nói là cảm xúc của mình lúc ý là rất sướng mà không dám ồ, à, whoah, whoah quá lộ liễu, chỉ nhẹ nhàng quay sang hỏi bác chủ, kiểu như rất vu vơ thôi, là “Cái này thì bao nhiêu tiền hả bác?”. Ôi giời, đến lúc nghe xong bác ý trả lời, mình còn chả tin vào tai mình, còn phải hỏi lại, xong quyết rất nhanh là em ý phải về với mình thôi. Thế là thôi chỉ khổ thân ông anh vì lúc ý con em này chả nhớ gì đến việc ông anh dặn dò nhờ vả cả, chả còn áy náy đắt rẻ gì hộ cho ông anh nữa rùi, he he.
Thế là em ý đi về với mình từ hôm ý. Đến tận giờ này mình vẫn chả rõ là em ý có bằng bạc thật hay nhôm hay gì gì đi nữa. Mình hầu như vẫn đeo em ý trên tay hàng ngày và thỉnh thoảng thấy em ý đổi màu một tí, có lúc có ánh vàng vàng xỉn xỉn. Có lúc mình lấy kem đánh răng ra cọ hoặc có lúc lười thì mình cũng kệ chả làm gì, chỉ cứ đeo thôi nhưng sau em ấy vẫn sáng trở lại. Em ý nhỏ xinh, rất đơn giản, mà lại nhẹ nên không có cảm giác vướng víu gì cả. Nói chung là yêu vì thích mà lại hehe.
-------
Chuyện 3: Mấy hôm nay có một bài hát mới này: Cám ơn vì đã nói câu từ chối.
Đầu tiên mình bị thu hút bởi cái tựa đề rất lạ. Cảm ơn vì đã nói câu từ chối. Sau đó thì bị thu hút tiếp bởi vì tên người hát có Phạm Dũng Hà. Mình bị ấn tượng với giọng của anh này từ hồi anh ý thi The Voice (vì thế mình vẫn thích gọi anh ấy là Phạm Dũng Hà như ngày xưa hơn là bằng cái tên mới bây giờ). Cuối cùng, vì tất cả các sự thu hút kể trên thì mình bấm vào nút play để nghe thử và thấy nó … thế nào nhỉ … ngang phè ra, nghe chả thấy vào gì cả.
Tối hôm kia, trong lúc ngồi đọc linh tinh thì phát hiện ra một điều. Hóa ra bài hát này lấy cảm hứng từ La la land. Vậy là lại thử giở ra nghe lại bài hát một lần nữa. Và lần này thì tự dưng lại thấy … sao mà có lý thế. Kiểu: à, à, hóa ra là vậy, à, à… Tóm lại là càng nghe càng thấy hợp lý. Ha ha…
------
Chuyện 4: Giờ copy paste tạm vào đây cái note ý tưởng vừa nghĩ ra hôm nọ trên đường đi làm, lúc nào lại ngồi triển khai nó ra cho câu chữ đầy đủ sau vậy.

1. Học ngôn ngữ trong môi trường có nhiều thứ tiếng:
Huấn luyện cơ lưỡi - âm giọng đặc trưng của mỗi thứ tiếng, mỗi vùng miền
Nhận diện các đại từ nhân xưngSự khác biệt của môi trường ngôn ngữ sử dụng từ đơn âm tiết và đa âm tiết - nhận diện các tổ hợp âm tiết có nghĩa nhờ các điểm ngắt nghỉ và sự biến đổi trong ngữ điệu - hiểu một phrase, cấp độ nhỏ hơn của sentence2. Bản chất của dinh dưỡng - Khái niệm "ăn mồi" ở động vật và thực vật - Từ đó dẫn đến quan điểm về nhân đạo từ góc nhìn về chuỗi thức ăn

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Một ngày rỗi rãi

Hôm nay phải nói là max rảnh. Haha...
Ngồi xem báo lá cải về Snow-den-wi-ki-leak... malay-triều tiên... buổi sáng. Buổi chiều thì chuyển sang The Voice, xem các bạn chém gió chán thì nghe lại các bài mình thích. Túm lại là rảnh ứ chịu được vì nghĩ mãi chả ra cái gì, chắc não tạm treo rồi :)) Thôi thì tranh thủ đê, chả mấy khi, hì hì...
Hôm nay trên đường về tự dưng nhớ ra bài Phố Xa. Mưa về trên khúc hát, lắng u buồn đợi bóng hình ai... Trời thì vừa mưa vừa rét nên ... hơi bị được luôn. E hèm. Nhớ lời chỉ mang máng nên hát theo lúc đó hổng có đã. Vậy là về phải google tìm lại lời. Mình cứ nhớ là hồi xưa nghe giọng nam hát bài này mà tìm mãi trên zing mới ra bài Quang Linh hát để mà theo được. Ừm ah. Nhưng mà mình hát theo Quang Linh với giọng điệu rất vui chứ không kiểu tâm trạng ướt rườn rượt như lời bài hát. Vậy nên càng hát mới càng thấy vui. Haha đúng là mình chuyên kiểu hát bài buồn với giọng vui. Mà mình cũng thích nghe người khác hát kiểu vậy. Ít ra thì cũng hát bài buồn với kiểu tưng tửng hoặc có tí lạnh lùng (kiểu kiểu hát bài buồn mà không gào thét, quằn quại, sướt mướt ý, tự dưng chả tìm được từ nào tả cho ngắn gọn cả) như cái kiểu Khánh Ly hát nhạc Trịnh ý. Mình thích thế và mình vui.
Thỉnh thoảng nghe những giọng bẩm sinh đã rất nặng lòng, có tí rấm rứt, nức nở, rất tình cảm thì cũng hay. Mà nghe những người giọng ngang phè hát những bài tưng tửng cũng hay. Dạo này có bạn Jak Nguyễn hát bài Mùi của mẹ bạn ấy tự sáng tác. Mình rất thích đoạn 1 và đoạn cuối vì giọng bạn ấy quá hợp với bài hát.
Nãy tối ngồi nghịch điện thoại lại thấy bản ghi âm từ ngày 29/01/17. Một đoạn của bài I'd love you to want me của Lobo. Lúc ý là đang xem phim đến đoạn nhân vật đi vào quán cafe đang bật bài này. Nghe thấy... ủa sao quen quá? Vậy là ghi âm lại đrẻ đi hỏi bạn google xem bài đó là bài nào. Trò ghi âm này vui phết. Thỉnh thoảng sau giở ra sẽ lại nhớ lại cái lúc hay ho mà mình ghi âm lại này. Ở bộ nhớ của em Nexus 4 có một đoạn thu một bài hát phát trên loa ở một cái chợ cuối tuần trên Hà Giang, một đoạn nhạc hiệu của bản tin thể thao trên tv... Mấy cái vớ vẩn vậy mà đáng yêu phết :)
---
Nãy là Có nghe đời nghiêng, giọng Trịnh Vĩnh Trinh còn giờ list nhạc đang là bài Don't cry Joni... Siêu tưng tửng luôn. Hahaha