Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

ngày thứ 7

thứ 7 trôi qua, ở nhà, giặt quần áo cả tuần, tắm, ăn, ngủ rồi fb một tí. yahoo tin tức một tí, đọc một tí, chat một tí, trả lời tin nhắn một tí. bụng thì sôi òng ọc, chả hiểu tại sao, từ sáng đến giờ.
Và giờ cuối ngày thì có người lại hỏi, thế thứ 7 có đi chơi đâu hem? và rồi thì còn hỏi là ngày nào ở nhà cũng trùm chăn fb thôi à? có bạn bè đến nhà bao giờ k?
Chà, đời thật là đời, bạn Vĩnh Trung trong SG vừa hỏi thăm mình cái vụ chụp ảnh hoa cải. Bạn ý bảo dạo này khám phá địa phương thôi (ý là SG thôi chứ k đi mấy tỉnh xung quanh nhiều như đợt trước). Mình cũng bảo thế là hay, đi mỗi ngày một tí, khám phá chính cái nơi mình đang sống ý.
Cái cuộc sống này nó quá khó để mà biết được hết. ngay cả những thứ ở ngay cạnh mình cũng thế.
Hôm nọ lượn buổi trưa, lượn một hồi thì quyết định đi vào ăn bún ngan ở một hàng ở Đinh Liệt, 30k một bát, biết thế nào là ăn quà phố cổ, đắt xắt ra miếng. Ngồi ăn bún và hóng chuyện của các bà các cô. Xưng hô đúng kiểu ngày xưa, "bà để cho em yến gạo. nhà em chả thích gạo này gạo kia chỉ thích gạo này" rồi thì "Bà ở đâu để cháu bảo người chở đến" mặc dù bà bán hàng còn già hơn bà mua hàng mà vẫn xưng cháu... Cái kiểu bán hàng chả biết có phải người Hà Nội k nhưng có vẻ giống giống kiểu ngày xưa. Mình ngồi đấy và trong vài phút có cảm giác đang sống một cuộc sống khác, hoặc là kiểu đang xem ti vi hoặc ngồi nhìn qua cửa sổ ý. Cái gì đấy mình k chạm vào được. Cứ ngồi và nhìn vào nó thôi.
Đấy lượn một ngày, sống một vài phút khác mọi ngày. Thế đấy.
Mình vừa đánh cược. Bạn Quang Trung bảo cược một chầu kem là mình không mời mà bạn ấy vẫn sẽ tìm được nhà mình ở đâu để vào chơi. Ôi chà. Không biết nói gì. Cược thì cược, mình bảo thế. Có điều mình cũng bảo là mình không mời đâu nhé. Đúng là không biết nói gì. Bạn ấy bảo, Tết nhé, Tết sẽ đến đòi kem. Có kem ăn là được rồi, còn lại quan trọng gì. Ừ, Kem là quan trọng nhất thì ok. Còn lại thì là vấn đề của mình chứ đâu phải của bạn ấy đâu. Làm sao bạn ấy biết được. Mà mình cũng chẳng muốn nói. Nhà ư? đây có phải nhà mình k? Đến mình còn chẳng trả lời được cơ mà. Đến mình còn chẳng biết thì làm sao mình mời ai đến nhà được chứ?
Bạn ấy lại hỏi mình thế với mình cái gì mới là quan trọng? Với mình bây giờ đâu là nhà mình mới là quan trọng. Bỏ qua thôi. bb & g9.
---------------
Cậu à, cậu lại làm tớ buồn trong một ngày như hôm nay đấy. Cậu làm tớ phải nghĩ về vấn đề tớ chẳng muốn nghĩ đến, cái mà tớ muốn bỏ sang một bên để mà bước đi trong cuộc đời này thế mà rồi thỉnh thoảng vẫn không làm được. ôi, chán quá. Một lời đề nghị dễ thương, một cuộc cá cược thú vị vừa bị biến thành một nỗi buồn không hề nhẹ. Mà tớ cũng làm cậu mất hứng đấy chứ. Cái hứng thú ít ỏi dành cho một đứa chả có mấy thú vị như tớ. Chà, thôi thì duyên số là thế. Chỉ có thể thân đến một mức độ nào đấy thôi. Không lại gần quá được đâu. Vì bản thân tớ sẽ không bao giờ mở lòng ra hết mà. Vậy nên đừng hỏi tại sao mình không kiếm được ai nhé.
Vậy là sắp hết một năm đầy thú vị và cũng đầy sóng gió rồi. Còn vài ngày nữa thôi. Thời gian cứ trôi như đúng nhiệm vụ của nó thôi mà. 

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Ả váy hồng - mình thích giọng văn của bà chị nè !

Ả váy hồng


Gọi là Gái Váy Hồng bởi chỉ có thể gọi ả như thế. Không thể hoa mỹ hàn lâm Hán Việt định danh ả là Hồng Y vì nghe như Giáo Chủ, lại càng không là Hồng Xiêm vì nghe giống trái cây.
Đó chỉ đơn giản là những cô ả không ngại mặc cho mình một chiếc váy màu hồng và hành xử như cục cưng của Số Phận.

Ê hê, chào Ả Váy Hồng!

Người ta nói rằng một cô gái nên luôn có trong tủ quần áo của mình một chiếc váy đen little black dress.
Còn tôi, tôi luôn chọn giữ cho mình ít nhất một chiếc váy màu hồng – một thứ mà theo quan niệm thẩm mỹ chung là một món thời trang không hề dễ mặc.
Nhưng ngay từ khoảnh khắc đầu tiên bước chân vào chiếc váy ấy, tôi nhận ra một đặc ân mình từ khước đã quá lâu.Gái ngoan thì chớ vòi quà
Đến tận lúc này, tôi nhận ra người ta phải có một sự dũng cảm nhất định để chọn mặc một chiếc váy hồng. Và sự tưởng thưởng cho lòng quả cảm đó là một đặc ân vô tận.
Đó là một sắc màu dễ khiến kẻ khác nhíu mày, và họ nắm rõ quy tắc hàng đầu của gout thẩm mỹ là phản đề của bất cứ cái gì gọi là mốt hoặc trào lưu.
Người ta cần phải học cách thả lỏng hoàn toàn để mặc vào một chiếc váy hồng, như lần đầu làm tình vậy: vô ưu, mê đắm và sẵn sàng háo hức với mọi nguy cơ. Tâm thế đó cho họ một sự sẵn sàng hồ hởi trước mọi vai diễn của hơn cả 50 sắc thái khác: những lệnh bà bordeaux đài các máu chứa toàn hormone tính dục, những ả váy hoa điền dã với tâm hồn sến vặt, hay những o áo tím cổ kính khiêm cung…
Chớ lầm tưởng họ với những cô nàng tóc vàng hoe ngốc nghếch theo tiếng lóng blondies của người Mỹ, hay những ả chân dài.
Gái Váy Hồng không nhất thiết có đôi gò ngực núng nường hay cặp giò thăm thẳm. Gái váy hồng có thể mignon vừa đủ miệng nhai, với 3 vòng thanh cảnh ốm o của các tín đồ nghiện trà giảm béo hoặc mũm mĩm mềm mại như bất cứ thân thể thật thà trên tuyệt đại đa số những cái giường có thật trên đời. Nhưng dù tóc không vàng hoe và chân cẳng không dài dòng chi mấy, Gái Váy Hồng luôn biết mình đáng được yêu chiều, đang được yêu chiều như mọi cô gái nhỏ và mọi đàn bà xứng đáng.
Bạn có bao giờ lưỡng lự trước một sự đón đưa quá thể ân cần, quá nhiều hoa tươi và những lời yêu đương lạc mốt?
Bạn khiêm nhường tự mở cửa xe, năng nổ xắn tay áo giành lấy volant lái xe, tuyên bố mình là Bà Biết Tuốt, và phát cáu khi đàn ông cho rằng bạn chỉ nên tận hưởng sự chiều chuộng như một bánh bèo vô dụng và xinh đẹp?
Nếu tất cả những câu trên đều đúng, tôi dám cá bạn sẽ không biết phải làm gì với một chiếc váy hồng.
Bạn cho rằng màu hồng và những yêu chiều săn đón quá lố không phù hợp với mình? Hay thật sự bạn đang cho rằng mình không xứng đáng?
Ấy là nghiệp mệnh của gái giỏi, gái ngoan: Bạn không nằm trong diện ưu tiên chánh sách nhận quà. Bởi bạn không vòi vĩnh, bởi bạn mới chính là kẻ ban phát những món quà. Hoan hô, xã hội công bằng tuyệt đối và Phần Số là một gameshow có niêm luật hẳn hòi!
Có lần một chị chủ bút một tờ tạp chí thời trang xa xỉ cỡ bự dè dặt bảo tôi nên chỉnh sửa ngôn từ cho bình dân gần gũi lại, bởi nó…hào nhoáng quá?
Sự rụt rè tội nghiệp của người phụ nữ đứng đầu một cơ quan ngôn luận của nền văn minh xa xỉ trước những gì theo chị là quá hào nhoáng khiến tôi giật mình nhận ra: chị quá giỏi, quá bản lãnh, và do vậy, chị chưa bao giờ thật sự biết đến sự chiều chuộng đến mức hoang đàng phù phiếm mà một người đàn bà đón nhận không bao giờ là đủ, dù đó là một chiếc bánh quá nhiều kem hay những ngôn từ quá chừng hào nhoáng.
Tôi cũng dám cá chị ấy sẽ chẳng bao giờ mặc đẹp nổi một chiếc váy hồng.
Ê, dám làm đàn bà không?
Chúng ta cho rằng mình là những nữ chiến binh váy tía, là lực lượng lao động chính, lèo lái đại chiến thuyền kinh tế địa phương, ta trở thành những vị lãnh tụ gia đình hay những chiến binh công sở tay búa tay liềm tạp dề trước ngực, còn gout thẩm mỹ thì phải có mùa như canh tác nông nghiệp, mốt thời trang thì đã có các tạp chí định đoạt giùm, và ta có thể yên tâm với gout phục sức sành điệu trong an toàn.
Ta hãnh diện tình nguyện làm những nạn nhân của thời trang, cào mòn mỏi lên những chiếc thẻ ngân hàng và thành dạ dày để phụng sự thời trang, và ta chưa bao giờ dám ngang tàng đòi hỏi điều ngược lại.
Và ta bỏ quên cô ả tội nghiệp bên trong chính mình, cô ả vẫn âm thầm khắc khoải mơ một chiếc váy hồng và đầy đủ mọi sóng gió như trong một bộ diễm tình truyền hình lâm li nhất.
 Oái oăm thay, điều đó làm ta yếu đuối đi rất nhiều, và lấy đi mất rất nhiều.
Ta có thêm quá nhiều nỗi sợ.
Ta sợ đau, sợ sến, và sợ ngu ngốc.
Than ôi, trong khi ngu ngốc thật tuyệt vời, đau là một khoái cảm và sến là một nền văn hóa ái tình vàng son bị quên lãng.
Bởi khả năng đau, sến và ngu khờ chính là ân sủng đàn bà!
Rất có thể mọi chuyện đã bắt đầu vào một ngày tháng Ba ở Pháp, khi phụ nữ nước này cuối cùng cũng quyết định sẽ khai hỏa cuộc cách mạng bình quyền.
Đương nhiên là sau đó thì họ thành công và được giải phóng, hura! Họ tài ba, sở hữu những não bộ nhăn như mặt khỉ và bình quyền tuyệt đối!
Và từ đó, những chiếc váy hồng long lanh trong tủ kiếng không còn dành cho ta. Chúng đứng đó, ngọt ngào và ngạo nghễ: “Ê, dám làm đàn bà không?”
Nhưng cuối cùng thì Marilyn Monroe vẫn nhún nhẩy trong chiếc váy satin hồng huyền thoại, véo von ca khúc về những cô nàng biết chọn cho mình những gì lấp lánh nhất, các quí ngài thì vẫn ưa thích những ả tóc vàng hoe, và bà chủ biên Maggie Prescott vẫn hô hào Think Pink trong Funny Face.
Làm đàn bà chưa bao giờ dễ cả, bạn dám không?
Làm Gái Váy Hồng lại càng không dễ, bạn thật sự dám không?
Bạn có sẵn lòng không, để yêu một gã Don Juan, để tận hưởng cái lạc thú thất tình và lại năng nổ rơi tòm ngay vào một trận si tình mới toanh thế chỗ?
Bạn có thể không, bỏ ra những khoảng thời gian mà bạn tưởng là mình không có, chỉ để trang điểm thật kỹ mỗi ngày?
Bạn dám không, diện một chiếc váy hồng xuất hiện giữa nơi chỉ có những bộ suits màu đen và xám?
Dám không, khi hành xử như một cục cưng của số phận giữa những người đàn bà hiện đại năng động và luôn than vãn về số kiếp đàn bà?
Bạn dám ủy mị, ngây thơ, yếu đuối và trả lại những chiếc volant lèo lái cho đàn ông không?
Còn tôi, tôi đã gật đầu với chiếc váy hồng gặp phải như khi tôi gật đầu với lời cầu hôn cuối cùng. Tôi ban tay mình cho người thanh niên hỏi xin nó: “Hãy dẫn dắt tôi, hãy bảo bọc tôi và yêu chiều tôi, vì tôi yếu mềm, vì tôi cần được nghỉ ngơi và vì tôi xứng đáng”.
Còn chiếc váy hồng, tôi mặc nó đến sinh nhật của chính mình, sinh nhật đầu tiên làm vợ. Ở đó, tôi ngâm mình trong hoa tươi, bánh bông lan và thật nhiều quà. Tôi chìm vào tất tật những thứ đó, đến tận cằm, và từ bên trong chiếc váy hồng, tôi gừ gừ khoan khoái.
11/2013
Trác Thúy Miêu

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

wish can do it again. just once

  • Ali Thirtyz Threez
    với ấy mấy câu hỏi về tuổi tác, cân nặng các kiểu có phải là câu hỏi vô duyên ko
  • Do Thuan Thien
    Do Thuan Thien
    :)) nhiều khi tớ còn tự khai trước khi bị hỏi ý chứ
  • Do Thuan Thien
    Do Thuan Thien
    tớ chả quan tâm mấy mà
    thực ra thì tùy vào là ai hỏi nữa
    đối với một vài đối tượng thì cho dù có hỏi cái gì mình cũng cảm thấy là vô duyên cả thì tuổi với kg lại càng tệ hại
  • Do Thuan Thien
    Do Thuan Thien
    sao? cậu đỉnh hỏi ai à hay là bị ai hỏi?
  • Ali Thirtyz Threez
    Ali Thirtyz Threez
    ah ko
    hôm trước hỏi 1 bạn nữ là
    "ấy ơi, sơn móng tay ấy màu gì thế?"
    cũng bị nói là hỏi vô duyên ko thèm trả lời
  • Do Thuan Thien
    Do Thuan Thien
    :)) ui chà, bạn ý đáng yêu đấy chứ
  • Ali Thirtyz Threez
    Ali Thirtyz Threez
    đáng cái máng láng táng í
    Do Thuan Thien
    ơ, tớ thấy bạn ý đáng yêu thật mà. Với tớ con gái mà phát ngôn ra được cái câu: "hỏi vô duyên thế, không thèm trả lời" là đáng yêu lắm đấy. 
    Tớ có nói được thế bao giờ đâu. Đụng phải đối tượng hỏi vô duyên toàn im luôn thôi. Thái độ không thèm nói chuyện rõ luôn mà :)))
    -----
    If I can do it again I will do it again like this way :)

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

You know that sometimes I think that I will get trouble if one day I can't talk to you any more? ...

You know that sometimes I think that I will get trouble if one day I can't talk to you any more?
Feeling sad, hoặc là cảm thấy luẩn quẩn với những suy nghĩ mà không thoát ra được. Hoặc sẽ không có những lúc cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, cảm giác được giải tỏa, được xả stress... Những cái đấy có lẽ là trouble của tớ nếu như đến một lúc nào đó tớ sẽ không bao giờ nói chuyện với cậu nữa.
Lúc đấy là lúc nào? Khi mà cậu đã học xong rồi ý. Khi mà cậu không còn bị cuồng chân cuồng đầu óc vì phải ngồi một chỗ trong trường và giao tiếp với bên ngoài chủ yếu qua internet như bây giờ. Khi mà cậu có nhiều lựa chọn hơn để chia sẻ, có những người bạn để đi uống nước, đi uống rượu, chém gió cùng. Hoặc lúc nào đó cậu có người yêu ấy. Lúc đó chắc cậu chẳng có thời gian hay có tâm trí mà liên thiên với tớ như bây giờ đâu nhỉ?
Hôm nay, cậu lại vào fb chat với tớ, toàn những thứ vớ vẩn thôi, chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng tớ thấy vui vì có người quan tâm đến mình. Cậu chủ động chat với tớ mà. Hì, mà cũng chả mấy khi tớ chủ động nhảy vào chat với cậu nhỉ? Ừ, chắc là tại vì tớ giỏi giả vờ gấp tỉ lần cậu. Như lúc nãy chat với cậu tớ đã trả lời ý: Giả vờ "lạng mạn" như bác Chu Lai ý.
Lúc nãy cậu chào tớ rồi bảo cậu phải out, có gì lúc khác lại chat tiếp. Ừ, chắc giờ cũng đến giờ cậu phải về đi ăn cơm rồi. Lính mà, ở doanh trại làm gì chả có giờ giấc cụ thể, chứ đâu có tùy tiện như tớ được. Lúc đấy tự dưng tớ lại nghĩ ra cái câu tớ viết ở tiêu đề kia kìa: Đôi khi tớ nghĩ chắc là tớ sẽ gặp "rắc rối" nếu một ngày nào đó tớ không còn có thể lảm nhảm với cậu như bây giờ nữa đấy, cậu có biết không? Ừ, rồi thì tớ nghĩ, có nên nhắn offline cho cậu câu đấy không nhỉ?
Thường thì tớ mà nói chuyện với mọi người thì sẽ có một nội dung nào đó, chứ không có kiểu lan man vô thưởng vô phạt như với cậu thì phải. Hì, chả biết nói gì hơn là: tớ rất vui vì điều đó đấy.
Giờ thì quả là tớ rất muốn nói với cậu câu kia. Nhưng mà tớ lại là đứa giỏi tưởng tượng (tưởng bở??) và hơi hơi "lãng mạn" nên tớ hơi lo là cậu sẽ hiểu theo ý nào đó ngoài cái nghĩa đen mang tính chất thông báo của một câu tường thuật như trên.
Đấy, có lẽ là vấn đề là ở cái tuổi 25-26 này đây, đụng đâu cũng sợ va vào vấn đề nhạy cảm mặc dù mình chả có ý gì cả. Đơn giản là cảm thấy tiếc cái sự vô tư, chả ý tứ gì như bây giờ. Đơn giản là biết được đâu là ranh giới cũng là một điều không mấy vui. Đơn giản là buồn vì ích kỉ một chút. Thế thôi.
------------
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152187990692873&set=a.436465922872.218097.760162872&type=1&relevant_count=1

Dặn thêm này, khi nào buồn bực quá, thấy nản lòng quá, đầu óc cứ thấy rối tung cả lên thì hãy trèo lên cây hoặc ra sông mà ngồi, mà trải tầm mắt ra rõ xa. Cảnh vật rộng dài, đất trời thoáng đạt sẽ làm cái đầu của mình đỡ tủn mủn, tăm tối đi. Người ta bảo thế là lãng mạn. Lãng mạn hay lắm! Không biết lãng mạn, không biết mộng mơ, cuộc sống này sẽ dễ thành đày ải, thành địa ngục, cho nên phải ráng lãng mạn, nhớ chưa?

Ba lần và một lần - Chu Lai

Nếu Chu Lai mà không phải là lính đặc công, mà là loại lính khác - như mình chả hạn - thì mình chắc con mẹ nó chắn là ông í không thấy trèo cây với ra sông ngồi là lãng mạn =))

---
https://www.facebook.com/messages/760162872
-------------------------
  1. if you know that sometimes, when I think about you then you appear, is there any pressure on you?
    Trả lờiXóa
  2. i told you almost thing that i think i will never tell anybody. that's really amazing!

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

... blog

Cái blog này của mình hay ở chỗ là mình để public mà chẳng bao giờ có ai phi vào comment cả
:)))

Này thì 11.12.13... ngày của trăm năm trong thế kỉ 21

http://vn.news.yahoo.com/11-12-13-ng%C3%A0y-c%E1%BB%A7a-tr%C4%83m-n%C4%83m-trong-030340672.html
11-12-13, ngày của trăm năm trong thế kỷ 21
Tuổi Trẻ Online - Đây chẳng phải là ngày tốt, xấu. Đó chỉ là những ngày có những con số đẹp, lạ và ngộ nghĩnh theo sắp xếp kiểu tiến lên như 11-12-13. Điều làm nên giá trị cho những ngày đẹp đó là mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện một lần. Vì thế, người ta gọi đây là “ngày của trăm năm”.

Hôm nay là ngày "tiến lên"
Nếu chỉ tính những ngày “tiến lên” và “bộ ba” như 08-08-08, thì ngày đẹp đầu tiên của mỗi thế kỷ là ngày bắt đầu năm thứ hai của thế kỷ đó: 01-01-01. Kế đó là 02-02-02, rồi 01-02-03, 03-03-03…
Và cứ thế cho tới ngày của trăm năm cuối cùng của thế kỷ là ngày 11-12-13. Bạn chú ý là những ngày đẹp dạng sắp xếp này chỉ xuất hiện trong 13 năm đầu của thế kỷ, mỗi năm 2 lần, riêng năm đầu và năm cuối của thời kỳ đó chỉ xuất hiện 1 ngày.
Còn nếu mở rộng ra, từ nay tới cuối thế kỷ 21 ta vẫn có những ngày đẹp khác với những con số giống hệt nhau như 2-2-22, 3-3-33, 4-4-44, 5-5-55, 6-6-66, 7-7-77, 8-8-88 và cuối cùng là 9-9-99). Chỉ có điều bạn ráng chờ tới 9 năm nữa để có một ngày đẹp nữa nhé!
Người Âu Mỹ có những ngày gọi là Odd Day (ngày lẻ hay cũng có nghĩa là ngày kỳ cục), cũng chỉ xuất hiện một lần mỗi thế kỷ. Đó là những ngày có ngày, tháng và năm đều là số lẻ và nối tiếp nhau như: 01-03-05, 03-05-07… và ngày Odd Day cuối cùng trong thế kỷ 21 đã xuất hiện - ngày 09-11-13. Như thế, người ta sẽ phải chờ tới 92 năm nữa mới lại có 1 ngày Odd Day như vậy (ngày 01-03-05 trong thế kỷ 22).
Trong ngày 9-11-2013 vừa rồi, ông Ron Gordon, một thầy giáo trung học nghỉ hưu mê toán học tại Redwood City (bang California, Mỹ), đã lập một website chào mừng sự kiện này. Ông đã bỏ ra 911,13 USD để làm giải thưởng trao cho 33 người (9+11+13) có những ý tưởng hay nhất để ghi dấu ngày đặc biệt này. Thầy giáo Gordon nói: “Những ngày này giống như hiện tượng sao chổi. Ta cứ chờ và đợi chúng, rồi tới ngày đó chúng lóe sáng lên, sau đó biến mất”.
Chỉ buồn cho ông Gordon và những người đồng hương Mỹ hay những người ở những nước sử dụng cách ghi lịch kiểu Mỹ không có được những cảm giác thiệt là “đã” do họ viết theo công thức tháng-ngày-năm. Vì thế, ngày 9-11-13 thực tế xuất hiện thành 11-9-13, tuy cũng toàn là số lẻ nhưng không có “tiến lên” (consecutive numbers). Và cũng bởi cách viết khác nhau như vậy đã có những ngày Odd Day người Mỹ sướng mà người xứ khác coi bình thường và ngược lại. Thí dụ, ngày được viết là 01-03-05 ở Mỹ lại là ngày 3-1-2005 ở các xứ khác. Ngày Odd Day cuối cùng của thế kỷ 21 ở Mỹ được viết theo trật tự nối tiếp 9-11-13 là ngày 11-9-2013.
Cái ngày Odd Day hay ngày của trăm năm không chỉ được viết ra một cách ngộ nghĩnh, đẹp mắt mà còn được đọc lên rất vui miệng, vui tai. Những ngày “tiến lên” cho ta cái cảm giác tốt đẹp của mọi sự liên tục phát triển. Những ngày “bộ ba” cho cái nhịp lặp đi lặp lại thật êm đềm. Thí dụ như ngày 2-2-22 mà cả người Mỹ lẫn những người xứ khác đều viết giống nhau còn được gọi là Trumpet Day do khi đọc lên bằng tiếng Anh to to to tooo (two two two two) nghe giống như tiếng kèn đồng trumpet!
Báo Anh Daily Mail (9-11-2013) cho biết: các nhà số học (numerologist - chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của các con số) nói rằng các ngày đặc biệt này có những ý nghĩa đặc biệt như chính sự xuất hiện của chúng. Một số người có thể tìm thấy trong chúng những thông điệp ẩn giấu.
Bà Sonia Ducie, tác giả cuốn Numerology: Your Personal Guide For Life (Số học: hướng dẫn cá nhân cho cuộc sống của bạn), xác nhận: “Đây là những ngày mạnh mẽ”.
Còn ông Jonathan Cainer, chiêm tinh gia của báo Daily Mail, nói rằng các con số này ít có ý nghĩa về mặt chiêm tinh học, nhưng ông lại thòng một câu: “Bản thân lịch đã tung ra những loạt số khiến chúng ta phải ngừng lại mà nghĩ ngợi. Vì thế, chúng ta có thể hiểu những ngày này có những tiềm năng cho sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình”.
Bất luận thế nào, do đây là những ngày đặc biệt, cả trăm năm mới có một lần, người ta có thể nghĩ về chúng theo ý thích của mình. Nhưng gạt qua một bên chuyện tốt xấu, không ai có thể phủ nhận đây là những ngày rất đẹp. Và vì vậy, trong những ngày đẹp hết sức hiếm hoi như vậy, ta nên đánh dấu chúng bằng những sự kiện, việc làm gì đó thật là đẹp. Thí dụ, tặng cho “người dưng khác họ chẳng nọ thời kia” một nụ hôn thật đẹp…
PHẠM HỒNG PHƯỚC

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

một ngày đẹp trời... cảm ơn cậu đã làm nên một ngày đẹp trời của tớ ^^

một ngày đẹp trời là nắng vàng rực rỡ, gió thổi mát lành, là lượn xe bát phố, là đu đưa theo nhạc điệu phát ra từ tâm hồn lâng lâng.
Vậy thì hôm nay có lẽ là đẹp giời đấy.
Sáng vẫn đi làm muộn nhưng lòng nhẹ nhàng vì hôm qua đã có dịp chém gió xả stress với đứa bạn. Cặm cụi dọn kho, vận động chân tay tí cho đầu óc thanh thản. Chạy loanh quanh, ngắm mấy em chuột lang đã có thể chạy nhảy tung tăng như thường mà thấy thật đáng yêu. Trưa thì hơi chạnh lòng tí vì bị mắng vì cái tội vụng về, vấn đề muôn thuở, bon chen trong hàng và ngu ngơ với xiền của mình, thế là vì lẩn thẩn trong vụ chọn tiền để trả mà bị chị bánh bánh mỳ mắng. Hơi buồn một tẹo. Nhưng mà quên mau vì lại chết vì một em giày xinh, chưa có màu ý, chưa có kiểu ý mà lại ôm vừa kín hết mũi chân nên yêu em ý là phải rồi. Đến cả lúc ngồi trông xe để đợi chị Trang ở zone 9 cũng nghe được một giai điệu rất đáng yêu nữa chứ. Lạ ghê. Thế rồi đi về chiều lại cắm mặt vào mớ tài liệu sổ ghi chép các thể loại. à, suýt quên mai còn cái báo cáo (tự dưng nhớ ra thì kêu thế thôi chứ còn vẫn để mai mới làm cơ mà). À, còn bận rộn vụ hẹn hò với các bạn vì nhận được lời mời ăn cỗ của em Chinh. Tối về món nấm đã có mùi men rượu nồng nồng nhưng rồi cũng qua nhanh vì lại bận rộn lên lịch hẹn hò đi ăn cỗ em Chinh với các bạn. Phim cũng chẳng xem được nhưng mà cắm phone vào tai nghe nhạc thật đáng yêu, hầu như toàn anh Tiến Minh. À, mà hôm nay còn sinh nhật bác Kiên nữa, chúc bác snvv ạ. Hì.
Ôi. một khi tâm trạng thoải mái thì có vẻ mọi thứ đều tươi vui thì phải. Quy luật là thế rồi. Hì.
Quy Luật. 1h45' đấy, cả buổi tối ôm điện thoại, nói chuyện hết 2 vạch pin đấy. Lần thứ 2. Nhưng mà đặc biệt là lúc chiều trên đường về vừa nghĩ trong đầu là hôm nay mà nói chuyện được với bạn ấy thì hay quá thế là tối về lúc ngồi xuống chuẩn bị ăn thì thế nào lại tự dưng cầm điện thoại lên và đọc được cái câu hỏi muôn thuở của bạn ấy: hôm nay có rảnh không cậu? đấy. ngộ nhỉ. mà lúc mình đọc tin là tận khoảng gần nửa tiếng sau khi bạn ấy gửi tin nhắn cơ. Thế là nhắn lại và rồi gọi lại và lại buôn. Lần này không bị vấp như lần trước. Không biết phải nói gì. Lần này thì gì cũng nói. cứ nghĩ ra là nói. mình nói nhiều và nghe cũng nhiều. Bạn ấy rất giống mình ở một vài điểm và cũng rất khác mình ở một vài điểm. Ừ thì là 2 cá thể khác nhau mà. Nhưng lần này mình thấy rất thoải mái chứ không bị khớp và trăn trở nhiều như lần trước. Một sự thân quen ở một mức độ nào đấy. Thoải mái. Thời điểm này rất ok.Và chẳng muốn nghĩ đến tương lai sau cái thoải mái ấy (như cái tâm trạng lúc đang gõ đến đoạn này này, bắt đầu có những len lỏi buồn buồn). Nhưng lúc ấy chẳng thế đâu. Cứ lan man. mà đúng là lan man kinh khủng. Chẳng đầu chẳng cuối. Cứ vặn vẹo. Cứ hỏi và cứ đáp. Cứ nói lằng nhắng. Từ đầu câu đến cuối câu cũng chẳng hiểu mình đã nói gì rồi. Nhưng vẫn nói miệt mài. Thỉnh thoảng "bị phải" nghỉ mấy phút nhưng rồi lại tiếp tục. Loanh quanh mà không luẩn quẩn, lộn xộn, lộn tùng phèo mà vẫn thấy thật mạch lạc. Thật ra là vì mình quá bất ngờ vì vừa nghĩ đến bạn ý, vừa ước (hơi quá nhưng có lẽ là ước thật đấy) chia sẻ với bạn ý xong tối về lại thành hiện thực luôn. Chắc là mình mừng quá mà quên sạch những gì lăn tăn đi.
Ôi. cuộc đời. thật lạ lùng và cũng thật đáng yêu. Giờ mình đang cảm thấy rất thanh thản. Cám ơn cậu đã làm nên một ngày đẹp trời của tớ, bạn của tớ ạ.
once a princess always a princess ^^
once a princess always a princess ^^
Mình có cảm giác như là một nàng công chúa í
Mình có cảm giác như là một nàng công chúa í

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

SPECIAL, AMAZING & INTELLIGENT

SPECIAL, AMAZING & INTELLIGENT - ĐẶC BIỆT, tuyệt vời và THÔNG MINH

Brave, emotional, proud - Dũng cảm, cảm xúc, tự hào

love, heart, adorable - tình yêu, trái tim, đáng yêu



Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

giải đáp những thắc mắc mà người hỏi cũng chẳng đòi hỏi câu trả lời

Hôm qua thật lạ. Thứ 2 đầu tuần sau siêu bão. Và ông bạn cũ đột nhiên muốn buôn dưa lê với mềnh..."Ông cụ non" nhiều thắc mắc (Mình cứ gọi bạn ý là ông cụ non đấy mặc dù bạn ấy đã bảo là không thích bị gọi là già rồi haha )
Dùng 4 tính từ để miêu tả bản thân? Chẹp, mình vắt óc ra nghĩ mà mãi k trả lời được, đành khất bạn ý bằng câu Bỏ qua. Bạn ấy cười bảo sao mà toàn bỏ qua thế. Dạ vâng, tự dưng hỏi thế thì sao tớ trả lời được, chả biết trả lời như thế nào?
nhí nhảnh, cứng đầu, khó hiểu, mâu thuẫn.
Nhí nhảnh = lạc quan + vui vẻ + hài hước + ngố
Cứng đầu = nguyên tắc + kiên trì
Khó hiểu = khác biệt + mâu thuẫn
Mâu thuẫn = đa dạng + lộn xộn + khó hiểu
Đó, với tớ thì viết ra dễ hơn là nói trực tiếp ngay tại trận. Hì. Đấy, 4 tính từ đấy. Nhưng định nghĩa của 4 tính từ đấy có lẽ là theo kiểu riêng của tớ thì đúng hơn. Và tớ cũng đã giải thích luôn ở dưới rồi đấy.
Còn về nàng Seherazat. Theo thang điểm về độ quan trọng từ 1 đến 10 thì tớ đánh giá sắc đẹp ngoại hình ở khoảng 4. Tức là nếu nàng Seherazat không đẹp khuynh nước khuynh thành đi chăng nữa thì nàng vẫn sẽ kể hết câu chuyện dài 1001 đêm của nàng. Vì sao ư? Vì tớ nghĩ chắc vị vua đó cũng giống tớ, lúc nghe chuyện sẽ nhắm mắt lại và để trí tưởng tượng bay xa. (Tớ có thói quen là rất ít khi nhìn mặt người đối diện và chủ yếu nhớ một người bằng cách nhận diện giọng nói của người đó. Tức là có thể tớ chẳng thể nhớ tên một người, chẳng thể tả lại khuôn mặt người đó nhưng tớ có thể nói miên man cảm giác của tớ về giọng nói của người đó và những cảm nhận của tớ về con người đó thông qua trực giác về giọng nói, âm điệu)
Tại sao lại thế nhỉ? Có lẽ là tớ vốn chẳng mấy có duyên gặp lại một ai đó. Ví dụ như các bạn cùng lớp hồi trước chẳng hạn, quanh đi quẩn lại cũng chỉ ở trong Hà Nội thôi, thậm chí ở ngay đầu ngõ, ngày nào tớ cũng đi qua 2 bận mà còn chẳng bao giờ nhìn thấy mặt nhau. Thế nên nếu cái gì qua tớ sẽ để nó qua. Có thể mất một chút thời gian, quay quắt, quằn quại nhớ nhung v.v. nhưng rồi mọi thứ cũng sẽ qua. Thực tế là tớ không có nhiều cơ hội + khả năng để nhìn ngắm một ai đó (cận lòi mắt ra mà hehe), cũng không có khả năng để ghi nhớ về mặt hình ảnh giỏi thế nên tớ tận dụng giác quan thứ sáu và thính giác để cảm nhận về một người khi tiếp xúc. Vậy đấy, một khi bạn không giỏi ghi nhớ hình ảnh thì vẻ đẹp bề ngoài rõ ràng là chẳng có gì quan trọng đối với bạn cả. Và rõ ràng đây chỉ là quan điểm cá nhân của tớ chứ không phải là tiếng nói chung của cả xã hội thế nên sắc đẹp ngoại hình vẫn được đến 4 điểm trong thang điểm độ quan trọng đấy.
Ồ, mà cái kiểu nói chuyện như thế này cũng thật ngộ. Cứ liên tiếp nhận câu hỏi và có thể bỏ qua câu trả lời một cách thoải mái. Câu chuyện phát triển một cách lung tung xòe, tám phương bốn hướng đến nỗi đôi khi khi câu chuyện đột ngột bị ngắt quãng thì cả tớ và cậu đều chả nhớ nổi là đang nói đến đâu. Ha ha, ngộ thật đấy.
À, tớ quên chưa nói với cậu một điều thì phải. Đấy là cái cách dùng từ của tớ. Tớ ưa dùng những từ giàu hình ảnh, thể hiện được sắc thái cảm xúc và mang tính vui vẻ, cường điệu một chút. Nói chung là những từ kiểu kiểu informal, mang tính vui vẻ và thể hiện được cảm xúc của tớ. Và với một số từ thì với tớ nó sẽ mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt hơn hẳn ý nghĩa thông thường của nó, theo quan điểm của riêng tớ nhiều khi nó còn mạnh hơn những từ mang nghĩa mạnh hơn trong quan điểm thông thường của mọi người.
Ví dụ nhé, tớ biết thế nào cậu cũng đòi hỏi một cái ví dụ mà. Thế này, với một điều đáng yêu thì tớ sẽ dùng từ “khoái” mà không dùng từ “thích”. “Khoái” nó biểu cảm hơn, nó thể hiện quan điểm cá nhân, sự yêu thích, ngoài ra còn có cả sự vui vẻ nữa, một chút gì đó hạnh phúc, dễ chịu, thoải mái. Nhưng đó là những cảm giác rất tự do, nhất thời tại thời điểm nói thôi. Có thể nó không kéo dài đâu, nay khoái mai không khoái nữa, không ràng buộc. Còn “thích” thì với tớ nó mang nghĩa đặc biệt hơn, một sự khẳng định, có một sự ràng buộc, một mối liên hệ được định hình giữa tớ và điều đó. Một cam kết. And maybe it will be forever. Hì.


Tớ khác cậu, bạn của tớ ạ. Tớ lại không thích ngồi tính toán trước, suy nghĩ trước, đưa ra chiến thuật dự trù trước. Tớ thích để sự việc tự đến theo cách của nó và cái cảm giác tò mò chờ đón những điều bất ngờ, cái sung sướng khi mình phản ứng lại và giải quyết mọi sự ngon lành.
Tất nhiên không phải không có lúc tớ lo xa, ngồi tính đủ các phương án có thể xảy ra để nghĩ kế giải quyết. Ví dụ như khi đi đâu đó tớ sẽ tha theo rất nhiều những đồ lỉnh kỉnh lặt vặt, từ cái kim băng, cái dao trổ, đến urgo, thuốc một đống các thể loại và một cái điện thoại pin xài được 7 ngày cho một chuyến đi thậm chí chỉ 1, 2 ngày… và đa số là những thứ đó chả bao giờ dùng đến. Những lúc ý là những lúc “tỉ mẩn và lọ mọ”. Nhưng mà đa số trường hợp là vẫn có bất ngờ. Chả hiểu sao lại thế? Có thể tớ chưa đủ khả năng tiên tri dự đoán? Cũng có thể là cái số tớ vốn dĩ thế rồi? Nhưng dù sao thì đến giờ tớ cũng rất tự hào với khả năng ứng biến của mình. Và dù cho kết quả có như thế nào thì quan điểm của tớ là “Không hối hận” và “Cái gì cho qua được thì cho qua luôn đi”. Thế nên cuối cùng thì mọi việc cũng ổn thỏa cả.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

siêu bão Haiyan...... 10.11.13

Một ngày chủ nhật tháng 11 năm 2013, một siêu bão tên quốc tế là Haiyan, tên Việt Nam phiên âm ra luôn là Hải Yến, ầm ầm lao thẳng vào dải đất cong cong của Việt Nam, quét một dải từ nam trung bộ ra đến đỉnh nét đầu tiên của chữ S. Mưa bắt đầu rả rích rơi trên mái tôn từ sáng, từng cơn ngắt quãng và đến tối thì liên tục. Gió vừa vừa, hoặc cũng có thể mình ở trong nhà nên chỉ thấy gió vừa vừa vậy thôi cũng nên. Cây cối chắc cũng rụng lá lả tả nhưng vì mình ở trong nhà tận hưởng ngày cuối tuần nên cũng k rõ nó như thế nào.
Cuối cùng thì cũng kết thúc 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Tối nay bật 2 kênh ti vi đều thấy bài này (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dau-Mua-Trung-Quan-Idol/ZW67W08A.html), Dấu mưa do bạn Trung Quân hát, mà mình vốn dĩ khoái giọng bạn ý thế là sau 2 ngày nghe lại hết 4 tập vòng giấu mặt The Voice 2012 thì cả buổi tối nghe bạn Trung Quân hát trong tiếng mưa rơi lộp độp trên mái tôn. Chà, rét rồi đây, đói quá và lát phải quấn chăn cho kĩ mới ngủ ngon được.
À, hôm nay đọc gần hết quyển Tớ là Dâu, bản tái bản năm 2012 rồi. Hơ hơ, thế mới là nghỉ cuối tuần chứ. Sướng thôi rồi vì lâu lắm rồi mới đọc được. (à cũng k lâu lắm vì tuần trước vừa đọc quyển Cánh buồm đỏ thắm cái Lượng tặng sinh nhật, nhưng là vì hồi xưa mình đã đọc rồi nên đọc lại cũng nhanh)
Vẫn thấy hâm mộ anh Dâu mặc dù đọc những đoạn bổ sung khi tái bản thấy anh ý bắt đầu Việt Nam hóa quá rõ rồi, mà lại còn giống kiểu một nhà báo thích lý luận nữa, ý là văn phong chỉn chu hơn và bớt phần ngộ nghĩnh như trong những bài viết hồi mới học tiếng Việt. Nhưng mà vẫn vui. Vẫn thấy thú vị. Thoải mái.. xoải con gà mái... cục tác, cục tác...
haha
Chả biết mai phải úp mặt vào cái gì nữa nhưng mà thôi kệ mai cứ xác định tinh thần là phải khoác áo mưa đi làm và trời thì rét nhưng sẽ đi giày thủng và k đi tất vì mưa...
P.S.: à mà mình vừa đổi avatar facebook, cái blog nè chẳng có avatar thì phải. avatar mới là ảnh em Agnes của Despicable Me đang ôm con ngựa một sừng bông của em ý với cái mẹt rất chi là hớn hở.


Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

a little gift

Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh

00:00:20 17/10/2013

Thật không khó chút nào để có được một chiếc khăn len do chính tay bạn làm đâu!

Chuẩn bị những dụng cụ sau:

- Len màu
- Kim móc 
- Kéo 

Bắt tay vào hành động nào >:D<:

Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 1
Bước 1:

- Đầu tiên, bạn lấy sợi len vàng thực hiện móc mũi tết bím thành dây dài khoảng 170cm - đây sẽ là chiều dài của khăn.
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 2
Bước 2:

Móc sợi len ở đầu dây thành vòng tròn lớn, đặt 1 cây thước có bản rộng 3cm vào trong vòng tròn rồi kéo căng sợi len.

Luồn mũi đan vào mũi tết kế tiếp móc sợi len thành vòng tròn luồn vào cây thước, kéo căng sợi len
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 3
Bước 3:

- Tương tự, bạn luồn mũi đan vào mũi tết kế tiếp, móc sợi len thành vòng tròn, luồn vào cây thước rồi kéo căng sợi len cho đến hết chiều dài đoạn khăn.
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 4
Bước 4:

Thực hiện móc tương tự cho sợi len màu xanh.

Bạn có thể phối các màu khác tùy theo sở thích nhé!
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 5Bước 5:

Luồn đầu móc vào 5 vòng của dây màu xanh và 5 vòng dây màu vàng, móc cho len vàng nằm bên trong len xanh.
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 6
Bước 6:

Tiếp theo, móc 5 vòng dây màu xanh vào trong 5 vòng dây màu vàng. Thực hiện móc đan xen 5 vòng hai màu với nhau cho đến hết chiều dài khăn, sau đó thắt nút cố định.
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 7
Bước 7:

Lấy sợi len màu tím nối tiếp sợi len màu vàng, thực hiện móc vòng tròn qua cây thước đến hết chiều dài khăn.
Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 8Bước 8:

- Làm tương tự như từ bước 4 đến bước 7, bạn móc các dải màu với nhau cho đến khi chiếc khăn có bản rộng theo ý muốn.
Chiếc khăn len choàng cổ ấm áp đầy sắc màu đã hoàn thành rồi!

Học móc khăn len đơn giản cho những ngày trở lạnh 9
Với cách móc vô cùng đơn giản này, bạn có thể tự móc cho mình một chiếc khăn thật xinh xắn và nổi bật.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bác tâm huyết quá bác ơi!

http://vtc.vn/tapchi/447-444891/chuyen-de/gs-nguyen-lan-dung-toi-noi-ma-khong-ai-nghe.htm GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe... 02/10/2013 09:33
Không biết bao lần tôi được nghe ông nói. Không biết bao bài báo đã phỏng vấn ông. Ông được mệnh danh là người có “nghề” trả lời phỏng vấn đặc biệt là hỏi gì đáp nấy. Không phải tất cả những điều ông nói tôi đều thích nhưng phải thừa nhận rằng những điều ông nói bao giờ cũng hấp dẫn và nó luôn ẩn chứa một thông điệp nào đó liên quan đến những vấn đề “nóng” của xã hội.
Ông được xếp vào hàng “tứ trụ” (Nhất Thước/Nhất Ngoạn – Nhì Trân – Tam Lân – Tứ Quốc) trong Quốc hội, là người không thích nói suông  mà phải xắn tay vào thực hiện, đó là điều chúng tôi cảm nhận được từ con người ông. Có gần ông, nghe ông trong những lúc “trà dư tửu hậu” mới hiểu rằng những khao khát cống hiến của ông cho đời thật là ghê gớm. Và đây là một trong những lần nói chuyện như thế mà chúng tôi ghi lại được với Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Sách giáo khoa là linh hồn của bài giảng. Vâng, vấn đề sách giáo khoa (SGK) hiện nay phải nói là không ổn một chút nào.
Tôi đi nước nào tôi cũng mua SGK phổ thông, hiện nay tôi có chừng 70 cuốn SGK sinh học của các nước và tôi giật mình thấy SGK của nước mình không giống với SGK của bất cứ nước nào. 
SGK Việt Nam dạy cái gì? Xin thưa, dạy tất cả các môn của Đại học Sư Phạm: Thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xương, động vật có xương, giải phẫu người, giải phẫu động vật, sinh lý người, sinh lý động vật, sinh thái học, vi sinh học, tiến hóa, di truyền… 
Trong khi đó một nước phát triển như nước Pháp, trong chương trình giáo dục học sinh phổ thông không dạy chương trình biologie, từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng họ có môn “la sienne de la vie”, “sienne de la terre” (khoa học về sự sống, khoa học về trái đất). Như vậy thay vì họ học về dương xỉ, mộc bá, quyết… cấu tạo dây thần kinh của thằn lằn, dây thần kinh thỏ… như chúng ta thì họ dạy những khái niệm rất chung như thần kinh từ vi khuẩn đến người, dinh dưỡng từ vi khuẩn đến người… còn những thứ mình dậy là vấn đề của những nhà nghiên cứu, của trình độ đại học. 
Mô hình thứ hai là mô hình giáo dục của Nepal, một nước rất nghèo, nghèo hơn cả Việt Nam, nhưng giáo dục của họ tuyệt vời. Tôi mua 2 cuốn sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 mỗi cuốn 700 trang. Với số lượng trang như vậy chắc học sinh của họ không cần phải học thêm gì nữa. Tại sao họ có thể dạy sinh học cho lớp 11, 12 với những cuốn sách 700 trang? 
Câu trả lời cực đơn giản, nhưng tôi nói không ai nghe!
Đó là coi lớp 9 và lớp 10 là xong phổ thông. Thế hệ của tôi cũng vậy. Hai năm lớp 11 và 12 họ chia 4 phân ban: một là quản trị kinh doanh, hai là khoa học xã hội và nhân văn, ba là toán lý, bốn là hóa sinh. Và mỗi một chuyên ban lại học 4 môn. Chỉ có ban hóa sinh mới học sinh học, còn 3 ban kia chỉ cần kiến thức sinh học ở bậc phổ thông là đủ. Như vậy mới có cuốn sách giáo khoa 700 trang dành cho lớp 11 và 12. Lớp 11, 12 gần như bước đệm, dự bị đại học. Hơn nữa, không có nước nào có một bộ sách giáo khoa duy nhất như nước ta. Khi ở trong quốc hội, tôi đấu tranh chuyện này mà không thành công là bởi vì họ nghĩ một bộ SGK còn chưa ra gì huống hồ nhiều bộ. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Nhưng, chính là một bộ mới chưa ra gì vì không có cạnh tranh, còn ở các nước thì rất nhiều bộ SGK. Cũng như không có nước nào có một loại thuốc đánh răng, và đương nhiên không phải ai cũng làm được thuốc đánh răng vì nó phải có tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cho nên phải có một chương trình chuẩn, phải dùng được lâu dài, nhiều năm chứ không phải như hiện nay. 
Thế nhưng, kiến nghị của tôi cũng không ai nghe!
Xây dựng một chương trình chuẩn đâu có khó. Tôi không đồng ý với cách Nhà nước chuẩn bị đến 2015 mới bắt đầu đổi mới toàn diện chương trình giáo dục, làm thử vài năm rồi mới viết sách giáo khoa, rồi lại thử nghiệm vài năm nữa… đến lúc đó chắc thế hệ chúng tôi đã hai năm mươi rồi. Tôi cũng không hiểu tại sao không giao việc này cho các Hiệp hội chuyên ngành để chỉ cần trong một năm có thể hoàn thành Bộ Chương trình Giáo dục phổ thông trước khi đưa ra thảo luận rộng rãi, sau đó có thể thông qua tại một Hội đồng đủ quyền lực cấp Nhà nước. Hội sinh học chúng tôi sẵn sàng chỉ với điều kiện cho chúng tôi xin những chương trình dạy học của một số nước. Việc đó cực dễ hỏi Đại sứ quán nào người ta cũng có thể cho ngay. 
Để cho các hội chuyên ngành tham gia viết SGK là điều nên làm, và họ sẽ mời những người dạy lâu năm cùng tham gia. Như vậy SGK phải là chuyện của  các nhà khoa học hay nhóm các nhà khoa học, của các thày giáo hay nhóm thày giáo… khi đã có một chương trình chuẩn rồi. Và cuốn nào hay thì người ta dùng. Chỉ tập chung làm một việc đó thôi cũng đủ tạo ra một bứt phá rõ rệt trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Một câu chuyện rất đơn giản đó nhưng…
Tôi nói cũng không ai nghe, không ai làm!
Học sinh của chúng ta đâu có kém, bằng chứng là đã có lần tôi ngạc nhiên và vô cùng phấn khởi khi dự một buổi lễ trao phần thưởng ở một trường Dược khá nổi tiếng ở bang California khi những em học sinh lên lĩnh phần thưởng đa phần là người Việt. Như vậy người Việt Nam không kém nhưng chương trình học của người Việt không tốt, SGK không tốt mà ở bậc đại học lại càng không tốt. Các trường Đại học lại mở ra quá nhiều mà không có SGK. Hiện nay nước ta có khoảng 400 trường Đại học cao đẳng, dự kiến đến năm 2020 có đến 600 trường, tôi nghĩ rằng nếu như thày không đủ trình độ để giải quyết những vấn đề của xã hội thì mở ra nhiều trường như vậy để làm gì. Ví dụ như ngành môi trường chẳng hạn. Giải quyết các vấn đề về rác thải, nước thải, ô nhiễm… đến thày các em còn chả làm được huống hồ sinh viên mới ra trường. 
Môi trường chỉ là một ví dụ thôi, các ngành khác cũng vậy, phải có các thày là các nhà khoa học giỏi mới có thể đào tạo ra các chuyên gia, còn nếu các thày còn chưa đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề của ngành đó thì có đào tạo ra một loạt cử nhân cũng chả giải quyết được gì. Chi bằng ta nên mở nhiều trường đào tạo về ngoại ngữ, vì thích học đại học là nguyện vọng chính đáng của mọi người, và thậm chí cả nước được đào tạo về ngoại ngữ cũng chả sao. Tôi quen một người bạn là người đầu tiên làm ra cái bẫy dính chuột, tôi hỏi anh lấy đâu ra công thức? Anh bảo, trên mạng internet đầy. Bây giờ cái gì đã qua thời kỳ bảo hộ tác quyền người ta đều công bố hết. Như vậy, chỉ cần biết ngoại ngữ có thể trở thành nhà kinh doanh. Thà thế còn hơn đào tạo những chuyên ngành mà cả thày và trò đều không đủ trình độ để giải quyết các vấn đề xã hội. Dẫn đến việc rất nhiều sinh viên ra trường phải đi tiếp thị mì tôm, thuốc lá, bán chè chén vỉa hè... Đấy là chuyện đau lòng. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Không có ngành công nghiệp vi sinh vật chúng ta không bứt phá lên được về kinh tế đâu! Tôi nói mà cũng không ai nghe…
Trong lĩnh vực vi sinh vật học, chúng tôi có hợp tác với Nhật bản để tìm ra các vi sinh vật mới, có một điều rất lạ là nếu như họ cần phải đi tìm một loài mới nào đó thì sẽ rất vất vả nếu họ đến các nước Châu Á song hễ cứ sang Việt Nam thì chỉ trong khoảng 2 tháng là bao giờ cũng tìm được rất nhiều loài mới… Tôi vẫn nói đùa rằng, có lẽ tại nước tôi bẩn quá chăng? 
Thật ra không phải thế. Điều này xuất phát từ chỗ điều kiện khí hậu của nước ta nằm giữa khí hậu nhiệt đới với ôn đới, mặt khác nước ta lại có những khu rừng nguyên sinh mà tại đó chúng tôi chỉ cần lấy một cục đất bằng ngón tay thôi rồi cùng với những chuyên gia Nhật bản chúng tôi phân lập lựa chọn… Vậy mà tôi đã từng bị những người xấu tính vu cho là bán bí mật quốc gia, và tôi đã phải giải thích với những đồng chí lãnh đạo rằng đó chỉ là một cục đất không phải cái cây hay con vật. Nếu tôi không hợp tác thì họ cũng đút túi đem về tự làm và mình chả được gì. Chi bằng mình hợp tác cùng nghiên cứu, hai bên cùng được hưởng thành tựu từ việc tìm ra những vi sinh vật mới. Chỉ tiếc rằng mình chưa có ngành công nghiệp vi sinh vật, nên dù biết cái chủng này hay lắm, nó sinh ra chất này, chất kia, nhưng biết để đấy thôi vì… lấy đâu ra nhà máy mà sản xuất. Đất nước ta gần 90 triệu dân mà đến nay chưa sản xuất ra được một miligam kháng sinh hay vitamin nào, tất cả đều phải nhập khẩu. Điều đó thật vô lý và đáng tiếc. Trong khi đó ngành công nghiệp vi sinh vật là một ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho đất nước. 
Cho đến nay, ngành công nghiệp vi sinh vật của chúng ta chỉ xoay quanh 3 lĩnh vực: Đó là bia (chúng ta xứng đáng là cường quốc Bia). Tiếp đến là bột ngọt (nhưng là toàn nằm trong tay các công ty nước ngoài, họ chỉ lấy sắn, gỉ đường của chúng ta để làm ra bột ngọt. 1 lít dịch lên men làm được 150g bột ngọt. Mỗi nồi lên men vào khoảng 1000 lít, mà mỗi nhà máy của họ có khoảng 700 nồi lên men, như vậy mỗi ngày họ làm ra biết bao nhiêu tiền). Thứ 3 là Vaccin. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đã làm được khá nhiều việc do được Nhà nước tập trung đầu tư nghiên cứu. Việt Nam đã tự túc được khá nhiều loại vaccin, kể cả những vaccin thế hệ mới sử dụng tái tổ hợp gen.  Đó là minh chứng điển hình cho khẳng định của tôi là: Nếu đầu tư nghiêm túc cho lĩnh vực vi sinh vật học thì chúng ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành công. 
Ngoài 3 lĩnh vực trên, chúng ta không phát triển thêm bất cứ sản phẩm nào từ vi sinh vật và đó là điều đáng buồn. Có những thứ rất đơn giản, rất thực tế, dễ làm mà chúng ta không làm. Tôi nói ví dụ như vấn đề số người mắc căn bệnh ung thư hiện nay của chúng ta tăng lên một cách đáng sợ. Vậy tại sao số lượng người bị ung thư lại tăng lên nhiều như vậy? Trong rất nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân mà dường như ai cũng biết, song đành phải cố quên đi. Đó là việc chúng ta đang phải ăn rất bẩn, ăn phải rất nhiều chất gây ung thư có trên các loại rau cỏ, thực phẩm… Tôi đã từng kiến nghị với Bộ Y tế một vấn đề mà chưa được giải đáp đó là Tương. 

GS Nguyễn Lân Dũng: Tôi nói mà không ai nghe...
 
Tương là món ăn truyền thống rất ngon, đặc biệt là Tương Bần. Tôi đã phải về tận Hưng Yên để xem người ta làm tương như thế nào và tôi thấy sợ cách làm của người dân nơi đây. 
Về lý thuyết cách làm tương là ngâm gạo nấu thành xôi sau đó đổ vào nong, chờ lên nấm mốc đó chính là nấm Aspergillus Oryzae một loại nấm tốt men cao chuyển hóa bột thành đường, chuyển hóa đậu tương thành axit amin. Nhưng khi tôi nhìn vào cái nong của họ thì thấy rằng không phải chỉ có Aspergillus Oryzae mà trăm thứ bà rằn, xanh đỏ tím vàng đủ các loại nấm. Trong đó có một loại nấm có tên là Aspergillus Flavur sinh ra độc tố Aflatoxin cực nguy hiểm có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sinh ra một số chất độc hại khác. Ngay những người có chuyên môn như chúng tôi cũng không thể phân biệt được 2 loại nấm Aspergillus Oryzae và Aspergillus Flavur vì chúng rất giống nhau. Tôi có đề nghị một bà cụ, người khá nổi tiếng vì đã từng được huy chương vàng về làm tương là: cho chúng tôi làm thử một mẻ, với điều kiện là… hãy để chúng tôi giặt nong. 
Bà ấy nhìn tôi từ đầu đến chân giống như người ở hành tinh khác đến. Bà nói: Chúng tôi làm tương đã mấy đời nay, và bí quyết của chúng tôi là không giặt nong, đồ xôi xong là đổ ra nong ngay. 
Tôi nói với bà, điều này quá nguy hiểm và thuyết phục bà cứ cho chúng tôi giặt nong, nếu hỏng chúng tôi sẽ đền toàn bộ chi phí cho bà, cuối cùng bà cũng đồng ý. Tôi lấy ra một gói bao tử nấm Aspergillus Oryzae do chúng tôi sản xuất (có giá là 1000 đồng/gói) và nhờ bà đồ xôi rồi rắc bao tử vào. Chúng tôi để lại số điện thoại và ra về. Hai ngày sau, bà gọi điện thoại cho tôi bảo: Bác ơi, chưa lần nào mà mốc nó lại lên đều và đẹp như thế.
Tôi tin là bà nói đúng, vì chúng tôi đã cấy hàng tỉ bao tử nấm vào mà lại chỉ toàn là nấm Aspergillus Oryzae đã được kiểm nghiệm và nghiên cứu kỹ. 
Qua chuyện này, tôi kiến nghị với Bộ Y tế là cho kiểm tra Aflatoxin ở các mẫu tương được bán trên thị trường. Để kiểm tra cũng rất đơn giản vì nó phát huỳnh quang khi chiều tia tử ngoại vào.
Nhưng tôi nói cũng không ai nghe, cho đến hôm nay cũng không ai làm!
Một chuyện nữa tôi thấy cũng khá hài hước. Trên TV ngày nào cũng ra rả quảng cáo các loại nước mắm không có vi khuẩn. Điều này thật buồn cười, chả có nước mắm nào có vi khuẩn vì nồng độ muối như vậy lấy đâu ra vi khuẩn. Còn nhớ đợt dịch tả năm nào cứ đổ cho thủ phạm là mắm tôm. Tôi đã nói trước Quốc hội: không phải do mắm tôm, vì với nồng độ muối của mắm tôm, không có vi khuẩn nào sống được, nhất là vi khuẩn tả là vi khuẩn không có bao tử thì chết ngay, nên không thể đổ tội cho mắm tôm được. Và kết luận phải chôn các bể mắm tôm ở các làng làm mắm tôn đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người dân nhưng về mặt khoa học lại không đúng.
Tôi cũng đã từng kiến nghị với đồng chí Chủ tịch thành phố Hà Nội về vấn đề rau sạch. Một lần tôi được một đồng chí lãnh đạo của Hà Nội đưa đi thăm vùng trồng rau sạch, tôi hỏi anh căn cứ vào đâu để cho là rau này sạch. Anh bảo: Tôi đã ký hợp đồng với họ rồi, họ đã cầm bao nhiêu tiền rồi và cam kết là 5 ngày trước khi hái rau không phun thuốc…
Tôi cười bảo: Thế mà anh cũng tin được à? 
Sâu chỉ trong một đêm là nó phá tan cả ruộng, họ chỉ nói vậy thôi chứ không thực hiện đâu. Một nguyên lý quá đơn giản là không có bướm thì không có sâu nên chỉ cần làm nhà lưới là giải quyết được vấn đề. Với nông dân chỉ cần trang bị đầy đủ nhà lưới, lo đầu ra cho sản phẩm và thuê họ làm với giá hợp lý là giải quyết được ngay vấn đề về rau sạch. Đấy cũng là một việc không hề khó, mà chúng ta không làm được. Ngoài cách làm này ra không thể tin được vào bất kỳ một loại rau sạch nào khác. Mọi người đừng bao giờ tin khi ra chợ các bà bán rau nói rau của họ bị sâu cắn lỗ chỗ nghĩa là không hề có thuốc sâu. Đó chẳng qua là “bài” của các tay đầu nậu, họ xui nông dân hãy để cho sâu cắn một ít rồi phun thuốc. Thậm chí có bà bán rau còn dấu một ít sâu trong túi thỉnh thoảng bắt vài con cho bò lổm ngổm trên rau… 
Điều này là quá nguy hiểm mà tôi nói thì không ai nghe, và không ai làm cả…
Tại sao chúng ta không nghiên cứu những vấn đề rất cụ thể ví dụ như thuốc trừ sâu sinh học an toàn tuyệt đối với người nhưng diệt sâu rất hiệu quả. Khi trồng rau trong nhà lưới, mà có những vi khuẩn nhỏ vẫn lọt qua nhà lưới như con bọ nhện chẳng hạn, thì sẽ dùng thuốc trừ sâu sinh học. 
Hay một ví dụ khác là hiện tượng ô tô, xe máy đang đi tự dưng bốc cháy gây hoang mang trong dư luận thời gian gần đây nhưng người dân không biết hỏi ai. Người thì bảo do chuột cắn, người bảo xăng có methanol, người bảo vấn đề tâm linh… và chẳng ai nghiên cứu về vấn đề này cả. 
Như vậy tôi cho rằng phải có những cơ quan được giao nhiệm vụ nghiên cứu và chịu trách nhiệm trả lời về những vẫn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Phải có những phòng nghiên cứu chuyên đề cấp nhà nước. Ví dụ như về vi sinh vật, tôi xin đảm bảo, hỏi chúng tôi về vấn đề vi sinh vật học chúng tôi sẽ trả lời được. Nếu chúng tôi không trả lời được, chúng tôi sẽ hỏi bạn bè quốc tế, chúng tôi có quan hệ với tất cả các viện nghiên cứu lớn trên thế giới. Cũng tương tự như vậy đối với các lĩnh vực khác. Tôi mong muốn nhà nước phải xây dựng những lực lượng nghiên cứu chuyên nghành để giao nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu. Không bứt phá về khoa học thì sẽ không bao giờ theo kịp các nước khác ngay cả mục tiêu cho đến năm 2020 sẽ trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại cũng là điều rất khó.
Với những ví dụ trên có thể thấy rằng không thiếu gì đề tài nghiên cứu mà chúng ta phải đổi mới hoạch định chính sách khoa học bằng cách là chỉ định thầu chứ không phải đấu thầu như hiện nay. Chúng ta phải xây dựng những lực lượng nghiên cứu để nhà nước cần việc gì, giao việc đó cho bộ phận có nghề. Còn đấu thầu hiện nay đang dàn trải lung tung và không bứt phá lên được. Nếu chúng ta sử dụng tốt 600 triệu dolla dành cho nghiên cứu khoa học (một con số rất nhỏ so với thế giới, nhưng lại là một con số rất lớn với những người làm khoa học ở Việt Nam) chúng ta giải quyết được rất nhiều việc. Sắp tới chúng đang cố gắng để lập một xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ví dụ như cái taq polymerase là cái mà lâu nay chúng ta phải nhập để cho các máy PCR với giá rất đắt, chúng tôi đã làm thử với giá rẻ hơn Mỹ 10 lần thế mà tại sao chúng ta không làm mà phải đi mua do đó chúng tôi sẽ cố gắng làm ra những sản phẩm công nghệ cao để nuôi nhau. Và tôi nói thật, tôi rất tiếc, lẽ ra Nhà nước phải giúp chúng tôi vì đó là mô hình rất hay. Các nhà khoa học không cần tăng lương, mà chúng tôi biết cũng không thể tăng lương được (hiện nay gần 9 triệu người ăn lương thì làm sao mà chúng tôi hy vọng được tăng lương)… Nhưng, ngay cả điều này tôi cũng đã kiến nghị mà… không ai đầu tư cả!

Lê Trang