Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Viết cho An và Phát

Nhân thể tiện cái lúc vừa hơi buồn ngủ vừa hơi chán chán thì viết đôi dòng cho An và Phát tí nhỉ.
An và Phát là nhân vật trong Truyện ngắn, trong phim-album "Truyện ngắn" của Hà Anh Tuấn. Giới thiệu tí thế thôi.
Gọi là phim-album, album by movie là vì thế này. Project gồm 5 bài hát là 5 câu chuyện nhỏ và HAT muốn xâu chuỗi nó thành một "truyện ngắn" xoay quanh hai nhân vật chính là An và Phát. HAT có nói rằng album sẽ phát hành dưới dạng một bộ phim. Lý do cho cái kiểu ra album độc lạ đó thì mình đoán là vì có lẽ cần hiểu câu chuyện của An và Phát thì mới hiểu được về 5 bài hát trong album.
Mình nghĩ vậy là vì bản thân mình, lần đầu tiên nghe đầy đủ cả chuỗi 5 bài là "coi cọp" concert ở Hội An, có cả lời dẫn chuyện của HAT rồi thế mà lần đầu tiên ý thì thật lòng là nghe và chả có cảm xúc gì với 2 bài Thương em và Cô gái và cây dương cầm. 3 bài còn lại thì đã từng nghe rồi và bản thân 3 bài đó cũng thuộc dạng dễ ngấm hơn hẳn. Sau lần đấy, mình vẫn nghe đi nghe lại concert đó vài lần nhưng cứ đến 2 bài khó ngấm kia là tua qua. Vẫn một cảm xúc là khó cảm thì bỏ qua để còn cảm cái khác và không làm đứt mạch cảm xúc của mình.
Rồi khi có thông tin về phim ra rạp, mình đã định bỏ qua. Lý do 1 là chả yêu thương gì bài hát thì đến rạp nghe thêm làm gì trong khi nội dung phim thì đã khá là rõ ràng và không gây tò mò. Lý do 2 giá vé cgv vốn dĩ đắt, và mình chả mấy khi đến đấy. Nhưng mà rồi vẫn có một chi tiết làm mình lăn tăn mãi và cuối cùng là quyết định vẫn phải đến rạp xem phim, xem vào ngày cuối cùng phim chiếu. Ấy là cái ý tưởng về album phát hành dưới dạng phim. 1 là nếu album phát hành dạng đĩa thông thường thì chắc cả đời mình sẽ chẳng bao giờ mua, cho dù là HAT hay Suju đi chăng nữa. Lần này lại là kiểu album-phim, vậy thì nên thử đi xem nó thế nào. 2 là mình có cảm giác HAT và ekip của anh có những tính toán rất logic và hợp lý, có lẽ không vô lý mà họ lại sản xuất cả một bộ phim như thế. Mình mới thuyết phục mình một lần cuối trước khi bấm nút thanh toán là: Có lẽ cần phải xem phim để hiểu được, để cảm được 5 bài hát này, đặc biệt là 2 bài mới toanh kia. Hơn nữa thì không đơn giản mà tranh được một cái vé concert, mà có vé rồi thì mình cũng muốn làm sao mà khi đi nghe nhạc được cảm nhận trọn vẹn nhất. Mình nghĩ có lẽ nếu bài hát chưa thể một mình nó thuyết phục mình thì có lẽ cần đi xem phim nữa. Giống như là cần phải hiểu văn cảnh thì mới hiểu được ý nghĩa thật sự của lời văn vậy. Đó có lẽ là việc cần thiết phải đầu tư để có trải nghiệm trọn vẹn.
Mình đã nghĩ vậy trước khi đến rạp. Và đến lúc phim bắt đầu chiếu thì nhiều cảm xúc lắm. Đầu tiên là chả hiểu bị ám làm sao mà cái khúc Có chàng trai viết lên cây vang lên thì ấn tượng về câu chuyện đi mua thịt của ông Quỳnh lại làm mình phì cười. Mình cũng rùng mình, nổi gai ốc khi nghe Thương em rồi cả khi ngọn lửa bùng lên cùng với bài Cô gái và cây dương cầm. Cũng có những lúc hơi tụt mood một chút. Ấy là lúc An-Phát xưng anh-em, lúc câu thoại "...như thế thì có giúp ích gì?" và cuối cùng nhất là lúc ông Tuấn gãi đầu gãi tai đi ra chỗ cây lồng đèn ở cuối phim. Ôi thề là đoạn đấy đang xúc động như thế mà thấy mặt ông kia ló ra cái là phì cười.
Mình cứ nghĩ mãi, nếu có gì thấy tiếc thì mình muốn An-Phát khi gặp lại cũng chỉ xưng tên thôi, giống như cái thời thơ bé ý, đừng anh anh em em, nghe gợn gợn kiểu gì ấy. Rồi cả thoại phim nhiều chỗ cứng quá. Mình ấn tượng nhất cái đoạn ngọn lửa đốt cháy cây đàn bùng lên ở bãi biển, giữa khung cảnh đầy tính ẩn dụ gây ấn tượng rất mạnh ấy thì An hỏi Phát "... như thế thì có giúp ích gì?". Với một đứa bị OCD như mình thì nghe câu này xong bị bay luôn cảm xúc ý. Giá mà câu ấy đổi lại là "Thế thì ích gì?" nghe có phải là mềm hơn hẳn không cơ chứ.
Thôi bỏ qua tí sạn ý đi. Quay lại việc chính thì trước khi xem phim mình thích nhất bài Xuân thì, còn sau khi xem thì mình thấy Thương em ngấm thật sự. Cô gái và cây dương cầm thì còn tình cờ xem được version "ngày giông bão", 2 phút video mờ mịt, tối hù HAT đứng hát giữa bãi biển, đằng sau là mây giông sấm chớp, thêm bản đó nữa thì mình đổ luôn bài này.
Nói về HAT thế là đủ rồi. Quay về câu chuyện của An và Phát thôi nhỉ.
''Định mệnh chỉ cho mình những sự lựa chọn thôi. Còn lại chọn điều gì là ở mình. Chúng ta đã có thể chọn khác đi." 
Đấy là câu An nói với Phát lúc hai người nhận lại nhau sau nhiều năm. Và ngay sau đấy thì lại quay ra giận nhau. Vì sao ư? Vì Phát đã trả lời An rằng, anh sống chấp nhận số phận, nếu ta thuộc về nhau thì dù có đi bao xa, bao lâu chăng nữa rồi sau này ta sẽ gặp lại nhau thôi.
Ôi trời, mình nghe câu ấy mà sôi máu. Bảo sao An không tủi thân mà bỏ chạy.
Phát có biết rằng sau khi treo cái đèn lồng màu lam lên cây rồi, sau khi lên ô tô đi cùng cha mẹ rồi, khi ô tô dừng lại An vẫn vùng chạy quay về. Quay về để thấy cảnh cái đèn lăn lóc rách nát dưới gốc cây. Phát có biết không? Phát có biết là An đã từng chọn KHÁC đi như thế rồi không? Có biết là An đã từng chống lại số phận như thế không?
Rồi sau đó, cái cảnh cô bé An rất bình tĩnh bước chân vào căn nhà xa lạ, cúi xuống nhặt mấy mảnh cốc vỡ gây ấn tượng với mình mạnh lắm. Cô bé hiểu phận đời mình và muốn làm thật tốt nếu đã chọn đi con đường ấy. Cô ấy chấp nhận một cách chủ động. Có lẽ vì cô ấy đã từng thử CHỌN KHÁC ĐI.
Đã từng thử. An đã từng thử. Nhưng cô ấy đã không thể tự thay đổi số phận mình. Có lẽ tại thời đại chăng? Cái thời đại ấy khiến một cô gái không thể tự thay đổi số phận mình. Một mình đã khó, cô ấy còn cha mẹ già, sau lại còn thêm đứa con thơ dại. Mọi sự lại càng khó. Mình là con gái nên mình cảm thấy hiểu An. Mình không thông cảm nổi cho Phát.
Mình cứ nghĩ: Giá mà lúc An quay lại gặp được Phát. Có lẽ mọi việc sẽ khác chăng? Có những việc, những lúc mà đi một mình không nổi thì cần lắm một bàn tay đưa ra trợ giúp. Liệu Phát có thể giúp An chăng? Mình không chắc điều đó. Nhưng mình hy vọng là thế.
Thương em... Đáng lẽ lang quân tựa nương.... 
Và rồi một loạt "đáng lẽ" tiếp nữa... Chẳng có gì là chắc chắn cả.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Tiếng lòng tui

Lười copy paste nội dung nên thôi dẫn link thôi vậy dù chả biết mấy nữa giở ra có còn đọc được hay không.
Anyway, trong này có nhiều điều cũng là tiếng lòng mình thật đó! Cơ mà lưu lại bài này không vì vui sướng bởi có người đồng cảm mà là đây là hạnh phúc của một kẻ lười khi có người làm hộ mình kakaka
Note: Nội dung bên trong nhiều chủ đề quan trọng hơn đấy nhá. Đừng có chỉ đọc mỗi cái tiêu đề không à nha!
http://m.kenh14.vn/toc-tien-duc-hy-sinh-cua-nguoi-phu-nu-mai-mai-khong-the-thay-doi-duoc-nguoi-dan-ong-20191004174045577.chn


Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 1.
Những gì thân quen quá thì đôi khi sẽ bị bỏ vầy bỏ vật chẳng ai nhớ đến, Tóc Tiên và âm nhạc là một ví dụ điển hình. Tiên ra sản phẩm đều, vẫn cống hiến và làm mới liên tục - nhưng có lẽ vì đã ca hát trên dưới 20 năm nên người ta dần chuyển sự tò mò từ chuyện sự nghiệp, sản phẩm sang những thứ mang tính cá nhân. 
Có dịp nghe Tiên tâm sự mới thấy cái mơ mộng với nghề lẫn những thứ mà Tiên muốn làm với đam mê vẫn còn nhiều lắm. Đó không phải là kiểu sẽ ra thật nhiều sản phẩm gây bão, chạy show miệt mài hay đấu đá từng vị trí trending trên Youtube, mà là việc nhận thức được sức ảnh hưởng của bản thân và học cách sử dụng quyền lực để truyền tải những thông điệp, những bài học lớn hơn. 
“Tiên muốn âm nhạc của mình sẽ giúp mọi người đến gần nhau, hiểu về bản thân và không còn phán xét, đánh giá người khác thông qua những con số".    
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 2.
Tiên không nói mình giống cô gái đó hay từng trải qua trường hợp tương tự nhưng có lẽ cô đơn là một cảm giác mà bất kì người nghệ sĩ nào cũng từng có. Dù có đứng trên sân khấu, là tâm điểm của hào quang hay được bao vây bởi hàng ngàn người thì họ vẫn luôn giữ lại một chút cô đơn trong lòng - đó là đặc tính của người làm nghệ thuật. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 3.
Tiên chưa bao giờ đánh mất bản thân, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ở cả trước và sau sân khấu. 

Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 5.
Vpop thiếu một bảng xếp hạng (BXH) chuyên nghiệp và uy tín. Nghệ sĩ và cả khán giả đều không biết vịn vào đâu để đánh giá một sản phẩm chất lượng. Khoan nói đến khán giả, đối với nghệ sĩ khi nhìn vào một BXH thể hiện rõ các thông số, họ có thể dựa vào đó để làm thang tiêu chuẩn cho mình và đỡ cảm thấy hoang mang hơn giữa một thị trường biến đổi từng ngày. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 6.
Nếu nói tôi được top 1 trending mà “hổng dzui" thì đó là nói bậy, nói xạo. Nhưng nó chỉ dừng ở mức vui thôi, còn nếu để nói là mình quan tâm hay đánh đổi, cố sống cố chết nhằm có được vị trí đó thì không. Tiên không đại diện cho bất kì ai nhưng những người nghệ sĩ mà mình biết hay chơi cùng đều không đặt nặng vấn đề trending. Những thứ hạng từ Youtube không phải và cũng không nên là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá một sản phẩm âm nhạc có chất lượng hay không. Xu hướng thì chỉ mang tính chất thời điểm, chưa chắc là sự lâu dài. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 8.
Suy nghĩ nghệ sĩ làm sản phẩm để phục vụ miễn phí cho khán giả là rất bất công với người làm nghệ thuật. MV bây giờ không còn tính bằng chục triệu hay trăm triệu nữa mà đã lên đến hàng tỷ rồi, nhưng ra xong thì sao, nếu chỉ để đua top trending và không có nguồn thu nào từ sản phẩm đó thì rất khổ cho nghệ sĩ chúng tôi. 
Tiên mong tương lai sẽ khác. Một người không làm được nhưng một nhóm nghệ sĩ cùng chung tay thì có thể thay đổi tình hình. Tiên nói như vậy vì mình biết có rất nhiều bạn bè trong giới đang chuẩn bị ra album, ít nhất là 10 người. Ra single bây giờ đã là bước đi thoái trào vì nó không nói lên được cá tính của một nghệ sĩ. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 9.
Để biết một người từng trải qua chuyện gì, vất vả để trưởng thành ra sao, hãy lắng nghe về điều mà họ nói nhiều nhất. Suốt buổi trò chuyện dài 40 phút, Tiên nhắc đến cụm từ “sự chấp nhận" tổng cộng 7 lần. Diễn tả về mối quan hệ giữa mình với mẹ, Tiên nói: “Đó là một mảnh vỡ đã quá nát". Chữ “nát" phát ra từ miệng Tiên một cách dứt khoát, thậm chí còn có chút nhấn giọng như thể sợ người đối diện chưa kịp hình dung ra sự mâu thuẫn đó khủng khiếp đến cỡ nào.
Khi được hỏi vì sao ba là người ủng hộ và yêu thương Tiên nhưng vẫn không thể làm cầu nối cho hai mẹ con, Tiên suy nghĩ mất vài giây rồi chia sẻ: “Gia đình Tiên có rất nhiều bề chìm mà những gì mọi người biết chỉ là một phần nhỏ. Ba thương con gái nhưng cũng đồng thời thương vợ. Người ở giữa luôn trong thế khó và chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Không ai có thể đứng giữa làm nhiệm vụ hàn gắn, kể cả ba. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 10.
Nói là lành 100% thì chưa, nó vẫn ở đó. Nhưng mình học được cách quen dần và vượt qua. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 12.
Đã lâu rồi Tiên không có dịp nói chuyện cùng mẹ. Tiên là con, dù bố mẹ có làm gì sai thì mình cũng không thể nói “con tha thứ”. Tiên vẫn luôn ở đây, với vai trò và trách nhiệm của một người con trong gia đình. Vẫn luôn sẵn sàng hàn gắn nếu được mẹ chấp nhận.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 13.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 14.
Mình sẽ rất cáu lúc đó nhưng không tốn thời gian để đi bới móc xem ai làm ra cái lỗi đó hay đay nghiến người ta. Tiên thích tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 15.
Việc ai người đó làm, phân chia lao động rõ ràng. Tiên thấy đó là điểm yếu nhất khi mọi người làm việc nhóm ở Việt Nam. Lười thì không nói nhưng còn có những người tham làm chuyện người khác. Người nước ngoài họ thành công vì biết vai trò của mình ở đâu và họ tập trung làm tốt vấn đề đó, tuyệt đối không can thiệp hay dẫm chân nhau - đó là nguyên tắc. Ekip của Tiên ban đầu còn không quen nhưng sau này thì cứ “thôi được rồi để bả tự làm đi". Khi Tiên đã nói mình làm được thì đừng ai đụng tới.    

Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 17.
Trong một thời gian dài, Tóc Tiên được nhiều người gắn cho hình ảnh của một cô gái mạnh mẽ, nữ quyền. Các sản phẩm âm nhạc như “Không ai hơn em đâu anh", “Walk away", “I'm in love"... cũng phần nào thể hiện thông điệp đó. Nhưng hóa ra Tiên không hề cổ vũ cho việc phụ nữ vùng lên và thay thế nhiệm vụ của một người đàn ông.
“Hôn nhân bây giờ có vẻ đã dễ dàng hơn trước. Thế hệ ba mẹ, ông bà mình ngày xưa quá vất vả trong việc vật lộn với miếng ăn nên người ta hay có câu “hôn nhân là mồ chôn tình yêu". Thời đại bây giờ thì khác. Vai trò của người phụ nữ đã có tính tự lập nhiều hơn. Ai cũng có thể làm ra tiền, đóng góp và vun đắp cho gia đình. Hai người đến với nhau ở một vị trí cân bằng, Tiên không nói là sòng phẳng.
Sòng phẳng có nghĩa là phụ nữ làm hết tất cả mọi thứ đàn ông làm như đóng đinh, lắp bóng đèn, sửa ống nước. Không nhé! Phụ nữ có thể đóng đinh, nhưng cô ấy nên nhường cho đàn ông. Let's them do theirs job.”  
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 18.
Phụ nữ mà, sinh ra đã là phụ nữ thì hãy cứ là phụ nữ, “don’t try to be a man". Tiên nói những điều này không chỉ là góc nhìn mà còn là sự đúc kết từ trải nghiệm của chính mình. Nữ quyền không có nghĩa là tôi không cần đàn ông. Và nói ra có thể hơi đụng chạm nhưng nữ quyền cũng không có nghĩa bạn phải làm single mom.  
Tiên vẫn là một người rất truyền thống và mình không ủng hộ chuyện “dating around", sau đó làm single mom và tự xem đó là nữ quyền. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 19.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 20.
Không, không bao giờ *trả lời rất dứt khoát*. Có những thứ nó gọi là bản chất, nếu đã là như vậy thì mãi mãi chỉ là như vậy. Đôi khi họ sẽ thay đổi vì sự tác động của một sự kiện, một bước ngoặt, một con người nào đó nhưng cái lõi bên trong của họ thì vẫn vậy. Sự thay đổi chỉ thuyết phục khi đến từ chính mong muốn của người đó, không phải từ sự tác động hay hy sinh của ai khác. 
Những trường hợp “vì quen người đó mà tôi đã thay đổi hoàn toàn" rất hiếm, Tiên nghĩ chỉ 1% thôi. Các bạn nữ đừng nên có suy nghĩ “tôi đã hy sinh cho anh ấy nhiều như vậy mà sao anh ấy vẫn không chọn tôi". Đây, Tiên từng là kiểu người như vậy! Đã có lúc mình nghĩ nát óc rồi tự vấn tại sao, tại sao và tại sao. Sau này Tiên mới nhận ra câu trả lời rất đơn giản: Vì đó là con người thật của họ. Còn những gì mình đã làm, thôi thì coi như… xui! 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 21.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 22.
Không nha, Tiên thấy bình thường! *cười*. Tiên chỉ bực nếu mình chưa sẵn sàng công khai mà cứ bị hỏi hoài thôi. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 23.
Nhẹ nhõm hay không thì mình chưa để ý nhưng Tiên cảm thấy được đồng cảm hơn với khán giả của mình. Có những câu chuyện dữ dội gấp trăm lần so với những gì Tiên trải qua, tuy không trả lời được nhưng Tiên đã đọc hết. Mình rất cảm động. Và sở dĩ Tiên không trả lời là vì chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ họ cần làm gì, mọi lời khuyên từ người ngoài lúc này đều sáo rỗng. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 25.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 26.
Tiên vẫn YOLO và thích tụ họp bạn bè lắm. Chuyện gia đình không phải ưu tiên của mình lúc này. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 27.
Vì đã sống trong showbiz từ nhỏ nên càng lớn Tiên càng thích những thứ riêng tư, ấm cúng. Ngày cưới trong mơ của mình sẽ không hẳn là một buổi lễ mà sẽ giống như một bữa tiệc thân thiết giữa gia đình và những người bạn gần gũi nhất. Không quá 50 người là đẹp!
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 29.
Tiên nhìn vào cách mà anh ấy cư xử với những người xung quanh, với anh em, với gia đình. Nhìn vào cách mà anh ấy cố gắng giải quyết ổn thỏa một mâu thuẫn nào đó giữa mọi người. Hình ảnh đó rất đàn ông, và Tiên biết rằng đó là “the right one". 

Nhật Chung
Trương Tùng Lâm
Long Ichi
Danny Do
Nguyễn Hoàng Hiệp
Trần Hùng
Tuấn Maxx, Trường Dương
KingPro
Theo Trí Thức Trẻ05.10.2019

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

How come how long ???

Dạo này đọc được mấy bài ý kiến về việc thanh xuân của chị em có thì thế nên chị em nên biết liệu mà sớm nghĩ đến việc chồng con, đừng để sau rồi lại hối không kịp. Vân vân và mây mây nhưng đại ý là thế.
Okie. Ừ thì các bạn cũng có ý tốt mới có ý kiến như vậy chứ giờ nào còn phải cái thời động mở miệng ra là con gái chỉ có mỗi việc lấy chồng đẻ con nữa đâu. Ý các bạn lo là giờ nữ quyền lên ngôi quá, mà phàm cái gì quá cũng đều không tốt. Nữ giới quá đà thì cũng khó mà thành nam được vì bản chất tự nhiên là khác nhau nên dù sao nữ nên vừa vừa phai phải thôi. Ý người ta chỉ có vậy, không có gì là phản đối thời đại cả. Mình hiểu thế (cứ hiểu thế cho vui đi).
Nhưng nói thật là gì thì gì mình đọc những dòng ấy vẫn thấy gợn lắm. Vẫn cứ thế nào ấy. Thành ra cứ lăn tăn mãi. Đến chiều nay, rảnh rang giở lại list nhạc cũ vẫn theo mình cả chục năm nay thì nhớ ra bài hát này. How come how long. Muốn gửi bài này cho mấy bạn kia quá. Để mấy bạn nhận ra một điều rằng: Với các cô gái ngày nay ý mà, vấn đề không phải là bao nhiêu tuổi rồi mà vấn đề là có đủ tự tin để tính chuyện chồng con chưa thôi nhé. 
"Are u ready?" 
Tự tin để "nhắm mắt đưa chân" thì cũng là một kiểu tự tin. Hoặc là dò dẫm lần mò hoặc hùng dũng hoặc thong thả mà bước cũng được. Hoặc là tự tin kiểu "không đưa chân ra" cũng được quá chứ.
Miễn là tự biết mình đang làm gì là được. Đừng như các cụ ngày xưa đến tuổi thì đặt đâu ngồi đấy. Cũng đừng như các chụy gái ngày nay chỉ giỏi hô khẩu hiệu độc lập tự chủ thôi chứ chả thèm hiểu bản thân cần gì mà sau rồi hối chả kịp.
------------
How come how long - Babyface
https://youtu.be/lBPEkEOUUp0

There was a girl I used to know
She was oh so beautiful
But she's not here anymore
She had a college degree
Smart as anyone could be
She had so much to live for
But she fell in love
With the wrong kinda man
He abused her love and treated her so bad
There was not enough education in her world
That could save the life of this little girl
How come, how long
It's not right, it's so wrong
Do we let it just go on
Turn our backs and carry on
Wake up, for it's too late
Right now, we can't wait
She won't have a second try
Open up your hearts
As well as your eyes
She tried to give a cry for help
She even blamed things on herself
But no one came to her aid
Nothing was

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

Đi du học... Để đây để ngợi dần dần....

Thấy có đồng chí này viết hay nên copy trộm về đây ngợi dần dần....
Part 1:http://kenh14.vn/nha-it-tien-van-co-di-du-hoc-co-duoc-khong-cuu-du-hoc-sinh-anh-tai-london-sai-mot-ly-trong-tinh-toan-du-hoc-no-khong-di-mot-dam-dau-ma-co-khi-con-chang-thay-mat-troi-luon-20190919100435718.chn
Part 2: http://kenh14.vn/canh-du-hoc-sinh-nha-it-tien-van-co-di-du-hoc-rua-bat-den-trang-boc-tay-nhu-ngoc-trinh-tu-gong-thanh-dai-ca-duong-pho-vi-canh-ma-cu-bat-nat-ma-moi-20190920163318499.chn

Đợt vừa rồi có ngồi nói chuyện với một em 9X đời giữa về chủ đề du học. Cơ sự là em ý đang muốn thi học bổng để đi nên muốn chuyển sang nhóm mình làm vì nhóm mình thì công việc có phần ít quan trọng hơn và cũng đã thành hình chứ không phải kiểu mới bắt đầu như việc của nhóm em ấy. Em ấy cũng có ý thức là đã xác định không gắn bó lâu dài thì cũng không muốn bắt đầu để tránh sau lại phải bàn giao phức tạp. Cái quan điểm đó thì rất ok rồi. Nhưng quay lại câu chuyện về chủ đề du học thì mình vẫn thấy đầy thứ mông lung, vì rõ là vẫn một cái luận điệu quen thuộc: Ừ thì đi được cứ đi thôi.
Đợt rồi em Cá béo cũng mới về. Cô giáo nó bảo giờ mày xong hết phần học hành thi cử rồi, chỉ còn phải tập trung vào làm để mà nộp xong mấy bài báo nữa thôi, nên là mày về mà chơi đi, rồi năm sau, năm sau nữa thì tập trung làm xong rồi mới về một thể. Đợt này con bé về lại dẫn nó lên gặp Cô. Lại ngồi kêu ca để nghe Cô mắng. Kaka. Đùa chứ, như ý con Xê-ứt nó bảo thì là lên để Cô định hướng cho í. Kể ra cũng nhiều vấn đề. Mình quen cung cách làm việc, mình cũng có năng lực chả kém ai. Cơ mà nếu ở lại làm giảng viên thì còn phải biết tiếng bản địa chứ không chỉ tiếng Anh như lúc học. Mà không làm lecture thì ra làm lab bên ngoài thì phải xem người ta có cần không đã, chứ "nhợn con" bên đấy cũng đầy. Mà không ở lại, mà về thì mình dọa nó là có chịu nổi không em? No teamwork, no professional and unlimited wanted soft-skill. Mà mấy cái skill đấy là những cái skill không phải không học được mà thực sự không muốn học và hành để cho nhẹ đầu ý. Mình hỏi em Cá béo là nếu đi con đường ấy thì liệu có tiếc những gì 4 năm đi học đã trải qua không?
Hỏi vậy, băn khoăn vậy thôi.
Mỗi người một đường.
Mình có con đường của mình rồi.
Còn cái này để đây để ngợi khi cần hoặc để cho ai đó nếu cần có thể đọc được.

-----------------
"Nhà ít tiền vẫn cố đi du học có được không?", cựu du học sinh Anh tại London: "Sai một ly trong tính toán du học, nó không đi một dặm đâu mà có khi còn chẳng thấy mặt trời luôn"
HOÀNG HUY, THEO TRÍ THỨC TRẺ 10:04 19/09/2019

Là một người từng trải qua quãng thời gian đi học tại nước ngoài, câu chuyện du học của anh Hoàng Huy chắc chắn đưa tới cho độc giả những cái nhìn chân thật nhất về "giấc mơ màu hồng" ấy.

  • Phần 1: Cuộc chơi hay cuộc đầu tư?
Trước hết, xin được nói rằng bài viết này không phải là một gáo nước lạnh để dội vào ước mơ du học của các bạn trẻ; ngược lại, với tư cách một cựu du học sinh đã từng sống, học và trải nghiệm đủ lâu để thấu hiểu đến tận cùng về cuộc sống du học sinh, tôi chỉ mong muốn dùng chính những câu chuyện bé nhỏ của mình như một sự chia sẻ của một người trong cuộc để các bạn trẻ và các bậc phụ huynh hãy suy ngẫm một cách thật toàn diện và sâu sắc trước ngưỡng cửa du học, dù là bất kỳ quốc gia nào.
Với tôi, du học không phải là một cuộc vui, phiêu lưu theo trend sang chảnh như mọi người, đặc biệt là các bạn tuổi teen trong nước hay nghĩ: một cuộc sống màu hồng tuyệt vời với những bức ảnh đẹp tuyệt vời, những toà nhà lộng lẫy, hay những quảng trường đẹp hơn tranh. Du học với tôi là một sự đầu tư chiến lược để thay đổi chính tương lai cuộc đời mình; và tôi may mắn là có một cố vấn đầu tư tuyệt vời, chính là bố mình, một du học sinh châu Âu thế hệ trước giỏi giang và dày dạn kinh nghiệm, người đã luôn vô tình truyền cảm hứng về một chuyến đi xa qua những câu chuyện không thể chân thật hơn từ những ngày còn bé xíu.
Và đã là đầu tư thì phải có vốn, có các bài toán để tính đến chuyện có lời, và có các phương án xử lý trong mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trong gia đình tôi, câu mắng nặng lời nhất không phải là chửi rủa, lăng mạ, mà là một câu nói nghe có vẻ rất bình thường ở các gia đình khác: "Con chẳng có kế hoạch gì cả. Đàn ông mà thế à?". Và để tránh phải đón nhận câu nói mà với tôi là một sự sỉ nhục ghê gớm ấy, tôi đã âm thầm chuẩn bị bài toán cho riêng mình trong suốt 2 năm liền để bảo vệ trước "Daddy Shark" chứ không thể nổi hứng lên mà đi được, kể cả bạn có dư tiền.
Nhà ít tiền vẫn cố đi du học có được không?, cựu du học sinh Anh tại London: Sai một ly trong tính toán du học, nó không đi một dặm đâu mà có khi còn chẳng thấy mặt trời luôn - Ảnh 1.
Tôi tìm hiểu các loại hình giáo dục các quốc gia không biết bao nhiêu ngàn giờ search - đọc - sàng lọc - phân tích dữ liệu; tôi mò mẫm vào không chừa một group hay diễn đàn nào của cộng đồng người Việt và du học sinh bản xứ ở những nước tôi định lựa chọn, tôi liên hệ - tìm gặp bất kỳ ai đã từng đi du học trong vòng 10 năm trở lại để xin được nghe những câu chuyện của họ để đi tìm một bức tranh thật. Không có sự lựa chọn tốt nhất, chỉ có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mỗi người.
Cuối cùng tôi chọn Vương Quốc Anh - một quốc gia có vẻ đắt đỏ bậc nhất, học phí không hề rẻ tại thời điểm đó vì tổng hoà các yếu tố: thời gian học ngắn nhất - chương trình học phù hợp - điều kiện an ninh/ổn định chính trị - môi trường văn hoá xã hội - khả năng tiếp cận với người thân trong các tình huống khẩn cấp (emergency case)... và quan trọng bậc nhất: điểm hoà vốn rõ ràng nhất và khả năng thu hồi vốn lớn.
Bạn có thể không hình dung được rằng quyết định chọn đi du học một nước nào đó còn phải phân tích bối cảnh kinh tế và phát triển của 5 năm trước và sau thời điểm bạn dự kiến tốt nghiệp. Tôi đã nhấn mạnh: "Con buộc phải đi Anh trong năm nay, vài tháng nữa có thể con sẽ mất cơ hội vì tổng đầu tư sẽ vượt khả năng chi trả dự kiến của con."
Quả thực tôi đã dự đoán đúng, sau khi tôi đóng đầy dủ tiền học, đồng bảng Anh vọt từ quãng 26.000 VND/GBP lên gần 35.000 VND/GBP do kinh tế Anh vào guồng hồi phục sau suy thoái. Và lúc trở về, tôi cũng bán tống bán tháo toàn bộ số bảng Anh của mình có chỉ 3 tiếng trước khi công bố kết quả Brexit năm 2016 làm cho đồng Bảng rớt giá thảm hại từ 33.000 VND xuống dưới 30.000 VND.
Nói tóm lại, bạn có thể ghét Toán, bạn có thể dốt Toán, nhưng đứng trước những bài toán lớn của cuộc đời mình thì cố gắng; đừng có tính sai. Sai một ly trong tính toán du học, nó không đi một dặm đâu mà có khi còn chẳng thấy mặt trời luôn.
Nhà ít tiền vẫn cố đi du học có được không?, cựu du học sinh Anh tại London: Sai một ly trong tính toán du học, nó không đi một dặm đâu mà có khi còn chẳng thấy mặt trời luôn - Ảnh 2.
Về phương án chi trả cho cuộc đại đầu tư lớn nhất đời mình tính đến thời điểm đó, tôi đã xây dựng tới 5 phương án tài chính, trong đó vay tiền bố được tính tới như phương án dự phòng cuối cùng. Và đến bây giờ, tôi vẫn giữ việc mình đi học thành công mà chưa bao giờ phải dùng tới Phương Án Cuối Cùng đó như một niềm tự hào nho nhỏ cho riêng mình.
Vì sao lại nói là "vay" tiền bố? Vì tôi thực lòng không muốn nhận từ bố quá nhiều, với tôi, học đại học trong nước đã là đủ để kiếm tiền và tự tạo dựng một cuộc sống đầy đủ, chỉ cần không lười biếng. Tôi không muốn nhận những đồng tiền từ tài sản của bố tạo dựng bằng một đời trong sạch làm việc và cống hiến, mặc dù tôi tin bố sẵn lòng cho tôi nếu tôi xin. Nhưng có vay thì chắc chắn sẽ có trả; còn cho - xin thì chưa chắc đã tạo ra lòng biết ơn.
Kết thúc buổi bảo vệ phương án đầu tư đó, bố tôi hỏi: "Con muốn bố hỗ trợ gì con?". Tôi nói "Con chưa muốn bố trợ giúp gì lúc này, khi con cần tới, nhất định con sẽ gọi. Nhưng nếu có thể, con muốn bố tặng cho con một món quà làm kỷ niệm." Bố chở tôi đi mua, tôi chọn một đôi giày bảo hộ lao động có giá 150.000 đ, có mũi bằng sắt bên trong, nó hơi nặng nhưng rất chắc chắn, chịu được nước - chịu được cả tuyết sâu. Tôi muốn trong cuộc vạn lý trường chinh của mình sắp tới nơi xứ người, đôi giày nặng đó sẽ luôn nhắc tôi nhớ về bố, về đất nước, về những mục đích tốt đẹp rõ ràng mà mình đã vạch ra ban đầu cho chuyến đi này.
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ càng về tài chính, tôi cất sang một bên để thực sự nhúng mình trải nghiệm vào một cuộc sống tự lập đích thực ở nước ngoài; để thử xem một người tay trắng sẽ xoay sở thế nào ở một đất nước xa lạ không ai biết bạn là ai, là con bố nào mẹ nào. Đúng hơn, là tôi muốn tự mình dạy cho mình một bài học cho "sáng mắt sáng lòng" - phải có một cái gì đấy khác biệt hẳn với cái cảnh cơm ăn không phải xới, đũa không phải lau, thiếu nước có người đút cho ăn, như ở nhà.
Hơn nữa, cho đến năm 22 tuổi, tôi vẫn khá tự tin với khả năng xoay xở kiếm tiền của mình trong mọi hoàn cảnh; tôi muốn thử mình sẽ làm được cái trò gì ở đất nước này để vẫn học hành đàng hoàng mà vẫn sống được như thể là không có tiền để dành.
Phần 2 của bài viết sẽ kể tiếp về chuyện đôi giày của tôi đã đi những đâu, làm những gì những năm tháng ấy, những điều mắt thấy tai nghe, những gam màu thật nhất của đời sống mưu sinh của du học sinh - những chuyện ít người kể, để mọi người có thể tự suy ngẫm về quyết định cho riêng mình.

Cảnh du học sinh nhà ít tiền vẫn cố đi du học: Rửa bát đến trắng bóc tay như Ngọc Trinh, tự gồng thành “đại ca đường phố” vì cảnh ma cũ bắt nạt ma mới

VÂN TRANG, THEO TRÍ THỨC TRẺ 20:08 20/09/2019

Nhiều bạn du học sinh luôn nuôi hy vọng giấc mơ hồng du học khi vừa học vừa kiếm tiền, thậm chí kiếm dư ra gửi về cho gia đình. Nhưng áp lực học hành và tài chính có thể khiến nhiều sinh viên gục ngã, ngậm đắng bay về khi mới học vài tuần.

  • Bên cạnh là Tổng giám đốc một công ty du lịch, anh Hoàng Huy còn được dân mạng biết đến khi luôn chia sẻ những lời khuyên bổ ích vì là người từng trải quãng thời gian đi du học khó khăn ngước ngoài.
Phần 1 "Nhà ít tiền vẫn cố đi du học có được không? Cuộc chơi hay cuộc đầu tư", sau khi được anh đăng tải trên trang cá nhân, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm vì những chia sẻ rất thật về các bước đề ra kế hoạch tài chính, sự đắn đo cùng quyết định mạo hiểm đi du học nước Anh đắt tiền của cậu sinh viên nghèo. Phần 2 "Cuộc vạn lý trường chinh" tiếp nối là những câu chuyện đầy nước mắt của 3 năm du học với cách sinh tồn ở nước Anh, những mánh khóe để vượt qua cảnh bắt nạt, chèn ép nơi xứ người cùng bức tranh chân thật về đời mưu sinh của du học sinh.
Nguyên văn bài đăng của anh như sau:
Cảnh du học sinh nhà ít tiền vẫn cố đi du học: Rửa bát đến trắng bóc tay như Ngọc Trinh, tự gồng thành “đại ca đường phố” vì cảnh ma cũ bắt nạt ma mới - Ảnh 1.
Cuộc sống du học sinh không hề là giấc mơ hồng. (Ảnh minh họa)
"CUỘC VẠN LÝ TRƯỜNG CHINH
Ba ngày sau khi đến London, đợi cho hết Jet-lag, và tìm hiểu được cách đi lại di chuyển bằng phương tiện công cộng, tôi quyết định đi tìm cái gì đó để làm tranh thủ thời gian còn chưa vào học chính thức. Thực ra với một vốn ngôn ngữ tốt và sự bạo dạn sẵn có - dễ thích nghi với cái mới, tôi chẳng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm gì mấy, từ Việt Nam sang London thì cũng chỉ giống như từ Hải Phòng lên Hà Nội. Đấy là tôi, còn các bạn khác, tôi không biết.
Với một kinh nghiệm đi làm thêm từ rất rất sớm, dù đúng là không phải con nhà khó khăn, tôi thấy cái sự đi làm thêm là hết sức thú vị. Nó giúp tuổi trẻ được tận hưởng sự thô ráp của cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, chuyện bạn có "chịu nổi nhiệt" khi đi làm ở trời Tây không thì lại là khác. Tiền đúng là dễ kiếm, đấy là với người khác; còn bạn có kiếm nổi hay không, thì cũng lại là chuyện khác.
Ở Anh, sẽ có hai sự lựa chọn cho sinh viên quốc tế như Việt Nam. Một, làm cho Tây, mức lương tối thiểu, 20 tiếng/tuần, lương tối thiểu 6 bảng/giờ, tổng cộng kiếm được khoảng 120 bảng và phải đóng thuế, bù lại bạn được pháp luật bảo vệ. 120 bảng là chỉ đủ đi xe bus 1 tuần và đi TESCO mua đồ về tự nấu ăn thôi. Tiền nhà, tiền sách vở, tiền ăn chơi nhảy múa, tiền ăn hàng và vân vân mây mây các loại tiền lặt vặt khác là không đủ đâu. Hai là, làm cho người Việt, muốn làm bao nhiêu thì làm, lương cao hơn nhiều, tuy nhiên chẳng ai bảo vệ nổi bạn vì chính bạn cũng đang làm sai luật. Tất nhiên là tôi, như đại đa số sinh viên Việt Nam, đã chọn cách kiếm nhiều tiền hơn: Làm cho một nhà hàng Việt Nam đông nhất nhì khu Kingsland người Việt ở London.
Lúc đó tôi gầy nhẳng chứ chẳng to lớn như bây giờ; trong khi cái nhà hàng mấy chục bàn đông nườm nượp khách còn hơn cả cái chuỗi Rạn Biển ở Sài Gòn mà một ca chỉ có vỏn vẹn 5 người. Mỗi đứa phục vụ cả hai chục cái bàn khách. Mỗi bàn lại cả chục món ăn khác nhau. Một buổi tối một bàn lại có cả vài ba lượt khách. Bạn order nhầm một món thôi thì coi như tối đó bạn đi làm không công luôn. Rồi thì rửa bát, những chồng bát dĩa cao ngang đầu người ùn ùn tràn vào đến mức tôi có buồn đi vệ sinh thì cũng ráng mà đứng đó, vì đi xong quay lại thì không thể nào làm cho kịp. Tay tôi có khi còn trắng hơn Ngọc Trinh vì tối nào cũng được ngâm nước. Bạn phải rửa nhanh hơn máy, vì nếu chậm hơn và không sạch bằng máy thì người ta mua máy cho rồi.
Một môi trường cực kì hỗn loạn, tiếng bước chân chạy, tiếng cười nói, tiếng chửi thề của nhà bếp, tiếng quát tháo, hò hét của bà chủ......nhưng công việc vẫn buộc phải trôi chảy, vì nếu bạn chỉ cần tỏ ra một nét mệt mỏi hay phản ứng, luôn có sẵn vài chục số điện thoại chờ sẵn ngoài kia để thế chân bạn. Tôi nghĩ cái nhà hàng này mà có thuê robot thì nó cũng lăn vật ra chập điện mà chết. Quả thực là trong vòng có một tuần, những ông anh to lớn gấp đôi tôi xin cùng vào làm đã biến mất sạch sẽ sau tuần lương đầu tiên. Tôi hiểu họ đã đầu hàng, đã gọi điện về nhà cầu cứu hoặc an phận lên thư viện học đợi tiền nhà gửi sang. Tuy nhiên, robot có thể chết, nhưng tôi thì không, tôi cần phải sống. Trừ khi tôi muốn chết, ngoài ra tôi không chịu để bất kỳ cái hoàn cảnh nào giết tôi cả.
Cảnh du học sinh nhà ít tiền vẫn cố đi du học: Rửa bát đến trắng bóc tay như Ngọc Trinh, tự gồng thành “đại ca đường phố” vì cảnh ma cũ bắt nạt ma mới - Ảnh 2.
Học ở trường từ 8 giờ đến 5 giờ chiều. Bay như một cơn gió khỏi giảng đường để có mặt ở chỗ làm lúc 5h30, và cày dập mặt đến 11h30. Có những lúc mệt đến mức độ mắt nhìn thấy đầy trăng và sao giữa ban ngày luôn, tôi đành vào nhà vệ sinh ngồi nghỉ 5 phút để kiểm tra xem chân nó còn nằm ở dưới đầu gối không rồi chiến tiếp. Tôi chấp tất cả các thể loại vất vả, gian khổ nhưng tôi không thể sống chung với sự bất công.
Thực tế là người ta sẽ trả lương cho bạn từ 5h30 đến 11h30 tối, nhưng thỉnh thoảng nếu 11h29 khách vẫn vào và họ ngồi đến 2h sáng thì yên tâm là bạn cứ việc ngồi chờ đợi đến mòn mỏi mà không được thêm một xu nào từ chủ. Đấy là lý do vì sao bây giờ tôi không bao giờ đi ăn vào cái giờ người ta sắp đóng cửa, tôi nhìn thấy bóng hình của chính mình ngày xưa trong những bạn phục vụ, tiền có thể mua được một bữa ăn, nhưng chưa chắc mua được sự cảm thông cho đồng loại.
2 giờ sáng, đóng cửa lau dọn xong, trời thì mưa tuyết, hết tàu điện ngầm, hết xe buýt, vừa lạnh vừa vắng, tôi vừa đi vừa khóc, vừa phải hát thật to cho đỡ sợ trên con đường đi bộ về nhà. 4 giờ sáng về đến nhà, xúc một chậu tuyết hoặc một chậu nước đá, cắm cái mặt vào đó cho tỉnh ngủ rồi học bài cho ngày hôm sau. Và vì có rất ít thời gian để học nên tôi buộc phải suy nghĩ cách học thế nào tốn ít thời gian nhất mà hiệu quả, bởi nếu không sẽ bị tụt lại ngay lập tức trên lớp. Sách coursebook các loại thì dày như đại từ điển. Đại học của nước ngoài ngược hoàn toàn với Việt Nam: Vào thì dễ nhưng ra cực khó, chứ không phải bạn đóng một đống tiền thì bạn auto có bằng đâu. 
Ở Anh, thời gian học nhìn thì có vẻ ngắn hơn nhưng thực ra là họ nén cường độ học tập lại rất cao. Học một năm ở Anh áp lực còn hơn bốn năm ở Việt Nam, có khi hơn. Ngủ được vài tiếng, 8 giờ sáng dậy đi học, ngồi trên tàu ngủ bù, tàu cứ giật giật 3 - 4 cái thì tôi hiểu là đã đến ga cần chuyển tàu, mở mắt lao ngay vào dòng người hối hả. Đó là lý do vì sao bây giờ tôi thường bị phàn nàn là đi bộ quá nhanh so với người khác.
Chưa kể đến chuyện ma cũ bắt nạt ma mới ở chỗ làm. Tôi nhớ tôi không biết đã phải ấn đầu bao nhiêu đứa làm trước vào cái thùng rác trong hẻm đằng sau nhà bếp và trang điểm gấu trúc cho bao nhiêu thằng để chúng nó hiểu là không phải ai cũng chấp nhận im lặng để bị bắt nạt vô cớ. Tôi luôn cố gắng để sống tử tế và không bắt nạt ai, nhưng nếu ai thích gây chuyện, tôi sẽ cho họ phải hối hận không kịp.
Cảnh du học sinh nhà ít tiền vẫn cố đi du học: Rửa bát đến trắng bóc tay như Ngọc Trinh, tự gồng thành “đại ca đường phố” vì cảnh ma cũ bắt nạt ma mới - Ảnh 3.
Nhưng tôi thấy không ổn, tình trạng này dài lâu tôi sẽ kiệt sức và thành liệt sỹ trước khi trở thành thạc sỹ hay cái gì gì đó. Tôi chuyển chỗ làm đến những nơi dễ thở hơn, chấp nhận đi làm xa hơn. Nhưng áp lực học ngày một gia tăng, tôi cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành các projects một cách có chất lượng. Học teamwork với bọn nước ngoài, bạn được phân công phần việc mà không làm cho xong, chúng nó sẽ cười vào mặt bạn thậm chí tẩy chay; và ở môi trường quốc tế, thì hãy hiểu là nó cười vào dân tộc - đất nước của bạn. Với cả, 6 tháng liền kể từ ngày đặt chân đến nước Anh, tôi chẳng nhìn thấy cái Big Ben ở đâu cả dù nó cách chỗ tôi làm 5 trạm xe bus; và tôi chết thèm chết khát một ngày được nghỉ, được ngủ mà không phải cài báo thức. Để giải quyết bài toán đó, tôi quyết định chấp nhận làm cái công việc mà mình ghét nhất: Đi làm nails. Vì chỉ cần làm 3 ngày/ tuần là đủ sống khoẻ và có thời gian học hành tử tế, và tận hưởng cuộc sống xung quanh.
Muốn làm được thì buộc phải bỏ tiền ra học. Nhờ một người bạn cũ giới thiệu, tôi cũng kiếm được một chỗ tử tế để học. Học mấy tháng cũng làm được, nhưng chỉ ở mức hết sức bình thường. Tôi cũng chẳng cần biến nó thành một nghề chuyên nghiệp, tôi chỉ cần sống sót qua giai đoạn học hành áp lực này rồi kiếm việc gì đó thú vị hơn để làm. Không nhớ là để cầm được cái bằng trên tay thì tôi đã phải làm mấy ngàn bộ bàn tay, bàn chân của đủ loại khách hàng, đủ màu da quốc tịch. Tôi thực sự không thích công việc đó, tôi thề là tôi không thích, và đến khi nhận được thứ mình muốn, tôi đã đáp hết đồ nghề xuống sông Thames và thề không bao giờ làm nữa. Ở giai đoạn này của cuộc đời, tôi đã học được một câu tiếng Anh ý nghĩa nhất: "We do what we have to do"
Sau đó thì tôi kiếm được một công việc khá hay ho là viết bài thuê cho bọn lười học. Nhờ thế mà tôi vô tình được học thêm bao nhiêu chuyên ngành không phải chính của mình và kiếm khá tiền vì muốn viết bài cho bọn chúng là mình phải đọc sách thì mới hiểu mà viết. Những năm sau này, thông thạo cuộc sống hơn, tôi cũng kiếm được nhiều trò để kiếm tiền hơn: Làm vài công việc văn phòng cho Tây; biết mua cái gì siêu rẻ ở Việt Nam để mang qua UK bán siêu đắt, lời vài chục lần; biết Việt Nam cần cái gì ở UK, và chỉ những người hiểu UK như lòng bàn tay thì mới biết mua ở đâu để gửi về Việt Nam bán, bán chỗ nào lời nhiều nhất; thậm chí còn vươn tay về mở business ở Việt Nam. 
Và sau đấy, trong một mùa hè đẹp trời, tôi chuyển sang làm local guide tiếng Việt cho các hãng du lịch của Anh; đây là công việc tôi thích vì nó thoả niềm đam mê đi lại khám phá và sử dụng đến vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử về nước Anh của tôi tích luỹ cả chục năm; và đặc biệt là kiếm được cực kỳ nhiều tiền. Một ngày đi làm guide cho hãng lương bằng cả tuần đi làm các công việc khác full-time. Mùa hè được nghỉ học đồng thời cũng là cao điểm du lịch; đắt show còn hơn ca sỹ vì cả nước Anh chỉ có vài người Việt làm được việc này một cách có uy tín. Tôi có thể một tháng vào lâu đài Windsor một tháng vài lần và kể sự tích về từng viên gạch, từng món đồ trong đó; có đủ vốn để mê hoặc mọi du khách về nền văn hoá lịch sử đầy màu sắc của Anh Quốc. 
Tuy vậy, không để hết trứng vào một giỏ, tôi vẫn có một công việc chính là làm quản lý cho một nhà hàng Việt Nam có tiếng ở London và tại đó tôi được tha hồ thực hành mọi kiến thức về quản trị và marketing hiện đại mà mình đã học. Tuy nhiên, đừng nghĩ quản lý là giống ở Việt Nam, đứng chỉ tay năm ngón và thu tiền. Bạn sẽ cần biết làm tốt mọi công việc trong chuỗi dịch vụ: Thiếu người rửa bát bay vào rửa bát, thiếu người nướng thịt bay vào nướng thịt, thiếu người bartender bay vào pha nước, thiếu người dọn vệ sinh thì bay vào thông cống..; không biết làm hết thì quản lý nổi ai. Tôi đã lăn lê bò toài bầm dập qua bảy cái nhà hàng để tự tin làm tốt những việc đó, mồ hôi và nước mắt không dễ gì đo được.
Cảnh du học sinh nhà ít tiền vẫn cố đi du học: Rửa bát đến trắng bóc tay như Ngọc Trinh, tự gồng thành “đại ca đường phố” vì cảnh ma cũ bắt nạt ma mới - Ảnh 4.
Nhưng làm gì thì làm, tôi vẫn luôn tự răn mình: "Mình sang đây nhiệm vụ hàng đầu là để học; kiếm được gì thì kiếm, trải nghiệm gì thì trải nghiệm, nhưng học cho có thực chất vẫn là quan trọng nhất. Đừng bao giờ để tiền cám dỗ bạn ra khỏi đường băng của cuộc đời"
Nói tóm lại, khi bạn đã định đi du học thì hơn bao giờ hết hãy trung thực với chính mình, chính tương lai của mình. Và phải trả lời dứt khoát: Bạn muốn học để có bằng cấp cống hiến nhiều hơn cho xã hội hay đơn giản là đi xuất khẩu lao động núp bóng dưới hình thức du học để kiếm tiền? Bạn muốn trở về hay bạn muốn nhập cư? Và quan trọng, bạn có đủ bản lĩnh để đi xuyên qua tất cả những điều tương tự như câu chuyện bên trên của tôi không, tất nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ? Không dễ chịu lắm đâu!
Các ông bố bà mẹ có tin là con mình sẽ đủ sức chống chọi ở một nơi bốn bề xa lạ mà không có tiền, hoặc rất ít tiền không? Nếu con bạn là củi, ném vào lửa, chúng sẽ thành than hoa hồng rực; còn nếu là lá, chúng sẽ thành tro bụi. Tất cả những câu hỏi đấy phải được trả lời với tất cả lý trí và sự tỉnh táo của chính bạn, chứ không phải bố mẹ bạn.
Các ông bố bà mẹ nếu mà nhận được chút tiền con cái gửi từ nước ngoài về thì khoan vội mừng, khoan vội khoe làng khoe xóm... chậm lại một chút, sẽ ngửi thấy mùi mồ hôi mặn chát, mùi tủi cực, và cả mùi của những giọt nước mắt đã bị nuốt vào trong của những câu chuyện không bao giờ được kể ra. Tôi, cũng như hàng ngàn đứa con Việt Nam khác xa nhà, đã luôn chỉ nói: "Con ổn. Con tự lo được" vì không một ai muốn bố mẹ mình phải lo lắng, thương xót và rất nhiều chuyện, rất nhiều điều sẽ mãi mãi nằm ở bên kia biên giới như những kỷ niệm của những ngày thanh xuân đã qua. 
Câu chuyện của tôi, chưa bao giờ được kể với gia đình, chỉ là một phần rất nhỏ; tôi tự hào vì nó, những tháng ngày tôi hay nói là cực khổ nhất đời nhưng cũng là giá trị nhất đời. Nhưng có sao đâu, tôi tự chọn thế, và tôi hạnh phúc với sự lựa chọn của mình; để thắng được chính mình, để bay và tiếp đất trên chính đôi cánh của mình chứ chưa một lần phải "bung dù". Nếu được làm lại, tôi sẽ vẫn chọn như thế, chẳng sao cả, vui mà.
Gian khó, cám dỗ, áp lực, và cô đơn, là tất cả những người bạn đồng hành sẽ đợi bạn trên con đường du học, nhất là khi bạn có ít tiền. Bạn có dám mơ ước mơ của đời mình không? Cứ mơ đi, tuy nhiên, đừng bao giờ mạo hiểm một cách vô căn cứ, hãy mơ trong sự tính toán và tỉnh táo để không phải ân hận vì quyết định của mình; bằng cách ấy Du học sẽ thực sự là một cuộc vạn lý trường chinh để đời của tuổi trẻ