Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Viết cho An và Phát

Nhân thể tiện cái lúc vừa hơi buồn ngủ vừa hơi chán chán thì viết đôi dòng cho An và Phát tí nhỉ.
An và Phát là nhân vật trong Truyện ngắn, trong phim-album "Truyện ngắn" của Hà Anh Tuấn. Giới thiệu tí thế thôi.
Gọi là phim-album, album by movie là vì thế này. Project gồm 5 bài hát là 5 câu chuyện nhỏ và HAT muốn xâu chuỗi nó thành một "truyện ngắn" xoay quanh hai nhân vật chính là An và Phát. HAT có nói rằng album sẽ phát hành dưới dạng một bộ phim. Lý do cho cái kiểu ra album độc lạ đó thì mình đoán là vì có lẽ cần hiểu câu chuyện của An và Phát thì mới hiểu được về 5 bài hát trong album.
Mình nghĩ vậy là vì bản thân mình, lần đầu tiên nghe đầy đủ cả chuỗi 5 bài là "coi cọp" concert ở Hội An, có cả lời dẫn chuyện của HAT rồi thế mà lần đầu tiên ý thì thật lòng là nghe và chả có cảm xúc gì với 2 bài Thương em và Cô gái và cây dương cầm. 3 bài còn lại thì đã từng nghe rồi và bản thân 3 bài đó cũng thuộc dạng dễ ngấm hơn hẳn. Sau lần đấy, mình vẫn nghe đi nghe lại concert đó vài lần nhưng cứ đến 2 bài khó ngấm kia là tua qua. Vẫn một cảm xúc là khó cảm thì bỏ qua để còn cảm cái khác và không làm đứt mạch cảm xúc của mình.
Rồi khi có thông tin về phim ra rạp, mình đã định bỏ qua. Lý do 1 là chả yêu thương gì bài hát thì đến rạp nghe thêm làm gì trong khi nội dung phim thì đã khá là rõ ràng và không gây tò mò. Lý do 2 giá vé cgv vốn dĩ đắt, và mình chả mấy khi đến đấy. Nhưng mà rồi vẫn có một chi tiết làm mình lăn tăn mãi và cuối cùng là quyết định vẫn phải đến rạp xem phim, xem vào ngày cuối cùng phim chiếu. Ấy là cái ý tưởng về album phát hành dưới dạng phim. 1 là nếu album phát hành dạng đĩa thông thường thì chắc cả đời mình sẽ chẳng bao giờ mua, cho dù là HAT hay Suju đi chăng nữa. Lần này lại là kiểu album-phim, vậy thì nên thử đi xem nó thế nào. 2 là mình có cảm giác HAT và ekip của anh có những tính toán rất logic và hợp lý, có lẽ không vô lý mà họ lại sản xuất cả một bộ phim như thế. Mình mới thuyết phục mình một lần cuối trước khi bấm nút thanh toán là: Có lẽ cần phải xem phim để hiểu được, để cảm được 5 bài hát này, đặc biệt là 2 bài mới toanh kia. Hơn nữa thì không đơn giản mà tranh được một cái vé concert, mà có vé rồi thì mình cũng muốn làm sao mà khi đi nghe nhạc được cảm nhận trọn vẹn nhất. Mình nghĩ có lẽ nếu bài hát chưa thể một mình nó thuyết phục mình thì có lẽ cần đi xem phim nữa. Giống như là cần phải hiểu văn cảnh thì mới hiểu được ý nghĩa thật sự của lời văn vậy. Đó có lẽ là việc cần thiết phải đầu tư để có trải nghiệm trọn vẹn.
Mình đã nghĩ vậy trước khi đến rạp. Và đến lúc phim bắt đầu chiếu thì nhiều cảm xúc lắm. Đầu tiên là chả hiểu bị ám làm sao mà cái khúc Có chàng trai viết lên cây vang lên thì ấn tượng về câu chuyện đi mua thịt của ông Quỳnh lại làm mình phì cười. Mình cũng rùng mình, nổi gai ốc khi nghe Thương em rồi cả khi ngọn lửa bùng lên cùng với bài Cô gái và cây dương cầm. Cũng có những lúc hơi tụt mood một chút. Ấy là lúc An-Phát xưng anh-em, lúc câu thoại "...như thế thì có giúp ích gì?" và cuối cùng nhất là lúc ông Tuấn gãi đầu gãi tai đi ra chỗ cây lồng đèn ở cuối phim. Ôi thề là đoạn đấy đang xúc động như thế mà thấy mặt ông kia ló ra cái là phì cười.
Mình cứ nghĩ mãi, nếu có gì thấy tiếc thì mình muốn An-Phát khi gặp lại cũng chỉ xưng tên thôi, giống như cái thời thơ bé ý, đừng anh anh em em, nghe gợn gợn kiểu gì ấy. Rồi cả thoại phim nhiều chỗ cứng quá. Mình ấn tượng nhất cái đoạn ngọn lửa đốt cháy cây đàn bùng lên ở bãi biển, giữa khung cảnh đầy tính ẩn dụ gây ấn tượng rất mạnh ấy thì An hỏi Phát "... như thế thì có giúp ích gì?". Với một đứa bị OCD như mình thì nghe câu này xong bị bay luôn cảm xúc ý. Giá mà câu ấy đổi lại là "Thế thì ích gì?" nghe có phải là mềm hơn hẳn không cơ chứ.
Thôi bỏ qua tí sạn ý đi. Quay lại việc chính thì trước khi xem phim mình thích nhất bài Xuân thì, còn sau khi xem thì mình thấy Thương em ngấm thật sự. Cô gái và cây dương cầm thì còn tình cờ xem được version "ngày giông bão", 2 phút video mờ mịt, tối hù HAT đứng hát giữa bãi biển, đằng sau là mây giông sấm chớp, thêm bản đó nữa thì mình đổ luôn bài này.
Nói về HAT thế là đủ rồi. Quay về câu chuyện của An và Phát thôi nhỉ.
''Định mệnh chỉ cho mình những sự lựa chọn thôi. Còn lại chọn điều gì là ở mình. Chúng ta đã có thể chọn khác đi." 
Đấy là câu An nói với Phát lúc hai người nhận lại nhau sau nhiều năm. Và ngay sau đấy thì lại quay ra giận nhau. Vì sao ư? Vì Phát đã trả lời An rằng, anh sống chấp nhận số phận, nếu ta thuộc về nhau thì dù có đi bao xa, bao lâu chăng nữa rồi sau này ta sẽ gặp lại nhau thôi.
Ôi trời, mình nghe câu ấy mà sôi máu. Bảo sao An không tủi thân mà bỏ chạy.
Phát có biết rằng sau khi treo cái đèn lồng màu lam lên cây rồi, sau khi lên ô tô đi cùng cha mẹ rồi, khi ô tô dừng lại An vẫn vùng chạy quay về. Quay về để thấy cảnh cái đèn lăn lóc rách nát dưới gốc cây. Phát có biết không? Phát có biết là An đã từng chọn KHÁC đi như thế rồi không? Có biết là An đã từng chống lại số phận như thế không?
Rồi sau đó, cái cảnh cô bé An rất bình tĩnh bước chân vào căn nhà xa lạ, cúi xuống nhặt mấy mảnh cốc vỡ gây ấn tượng với mình mạnh lắm. Cô bé hiểu phận đời mình và muốn làm thật tốt nếu đã chọn đi con đường ấy. Cô ấy chấp nhận một cách chủ động. Có lẽ vì cô ấy đã từng thử CHỌN KHÁC ĐI.
Đã từng thử. An đã từng thử. Nhưng cô ấy đã không thể tự thay đổi số phận mình. Có lẽ tại thời đại chăng? Cái thời đại ấy khiến một cô gái không thể tự thay đổi số phận mình. Một mình đã khó, cô ấy còn cha mẹ già, sau lại còn thêm đứa con thơ dại. Mọi sự lại càng khó. Mình là con gái nên mình cảm thấy hiểu An. Mình không thông cảm nổi cho Phát.
Mình cứ nghĩ: Giá mà lúc An quay lại gặp được Phát. Có lẽ mọi việc sẽ khác chăng? Có những việc, những lúc mà đi một mình không nổi thì cần lắm một bàn tay đưa ra trợ giúp. Liệu Phát có thể giúp An chăng? Mình không chắc điều đó. Nhưng mình hy vọng là thế.
Thương em... Đáng lẽ lang quân tựa nương.... 
Và rồi một loạt "đáng lẽ" tiếp nữa... Chẳng có gì là chắc chắn cả.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Tiếng lòng tui

Lười copy paste nội dung nên thôi dẫn link thôi vậy dù chả biết mấy nữa giở ra có còn đọc được hay không.
Anyway, trong này có nhiều điều cũng là tiếng lòng mình thật đó! Cơ mà lưu lại bài này không vì vui sướng bởi có người đồng cảm mà là đây là hạnh phúc của một kẻ lười khi có người làm hộ mình kakaka
Note: Nội dung bên trong nhiều chủ đề quan trọng hơn đấy nhá. Đừng có chỉ đọc mỗi cái tiêu đề không à nha!
http://m.kenh14.vn/toc-tien-duc-hy-sinh-cua-nguoi-phu-nu-mai-mai-khong-the-thay-doi-duoc-nguoi-dan-ong-20191004174045577.chn


Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 1.
Những gì thân quen quá thì đôi khi sẽ bị bỏ vầy bỏ vật chẳng ai nhớ đến, Tóc Tiên và âm nhạc là một ví dụ điển hình. Tiên ra sản phẩm đều, vẫn cống hiến và làm mới liên tục - nhưng có lẽ vì đã ca hát trên dưới 20 năm nên người ta dần chuyển sự tò mò từ chuyện sự nghiệp, sản phẩm sang những thứ mang tính cá nhân. 
Có dịp nghe Tiên tâm sự mới thấy cái mơ mộng với nghề lẫn những thứ mà Tiên muốn làm với đam mê vẫn còn nhiều lắm. Đó không phải là kiểu sẽ ra thật nhiều sản phẩm gây bão, chạy show miệt mài hay đấu đá từng vị trí trending trên Youtube, mà là việc nhận thức được sức ảnh hưởng của bản thân và học cách sử dụng quyền lực để truyền tải những thông điệp, những bài học lớn hơn. 
“Tiên muốn âm nhạc của mình sẽ giúp mọi người đến gần nhau, hiểu về bản thân và không còn phán xét, đánh giá người khác thông qua những con số".    
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 2.
Tiên không nói mình giống cô gái đó hay từng trải qua trường hợp tương tự nhưng có lẽ cô đơn là một cảm giác mà bất kì người nghệ sĩ nào cũng từng có. Dù có đứng trên sân khấu, là tâm điểm của hào quang hay được bao vây bởi hàng ngàn người thì họ vẫn luôn giữ lại một chút cô đơn trong lòng - đó là đặc tính của người làm nghệ thuật. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 3.
Tiên chưa bao giờ đánh mất bản thân, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ở cả trước và sau sân khấu. 

Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 5.
Vpop thiếu một bảng xếp hạng (BXH) chuyên nghiệp và uy tín. Nghệ sĩ và cả khán giả đều không biết vịn vào đâu để đánh giá một sản phẩm chất lượng. Khoan nói đến khán giả, đối với nghệ sĩ khi nhìn vào một BXH thể hiện rõ các thông số, họ có thể dựa vào đó để làm thang tiêu chuẩn cho mình và đỡ cảm thấy hoang mang hơn giữa một thị trường biến đổi từng ngày. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 6.
Nếu nói tôi được top 1 trending mà “hổng dzui" thì đó là nói bậy, nói xạo. Nhưng nó chỉ dừng ở mức vui thôi, còn nếu để nói là mình quan tâm hay đánh đổi, cố sống cố chết nhằm có được vị trí đó thì không. Tiên không đại diện cho bất kì ai nhưng những người nghệ sĩ mà mình biết hay chơi cùng đều không đặt nặng vấn đề trending. Những thứ hạng từ Youtube không phải và cũng không nên là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá một sản phẩm âm nhạc có chất lượng hay không. Xu hướng thì chỉ mang tính chất thời điểm, chưa chắc là sự lâu dài. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 8.
Suy nghĩ nghệ sĩ làm sản phẩm để phục vụ miễn phí cho khán giả là rất bất công với người làm nghệ thuật. MV bây giờ không còn tính bằng chục triệu hay trăm triệu nữa mà đã lên đến hàng tỷ rồi, nhưng ra xong thì sao, nếu chỉ để đua top trending và không có nguồn thu nào từ sản phẩm đó thì rất khổ cho nghệ sĩ chúng tôi. 
Tiên mong tương lai sẽ khác. Một người không làm được nhưng một nhóm nghệ sĩ cùng chung tay thì có thể thay đổi tình hình. Tiên nói như vậy vì mình biết có rất nhiều bạn bè trong giới đang chuẩn bị ra album, ít nhất là 10 người. Ra single bây giờ đã là bước đi thoái trào vì nó không nói lên được cá tính của một nghệ sĩ. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 9.
Để biết một người từng trải qua chuyện gì, vất vả để trưởng thành ra sao, hãy lắng nghe về điều mà họ nói nhiều nhất. Suốt buổi trò chuyện dài 40 phút, Tiên nhắc đến cụm từ “sự chấp nhận" tổng cộng 7 lần. Diễn tả về mối quan hệ giữa mình với mẹ, Tiên nói: “Đó là một mảnh vỡ đã quá nát". Chữ “nát" phát ra từ miệng Tiên một cách dứt khoát, thậm chí còn có chút nhấn giọng như thể sợ người đối diện chưa kịp hình dung ra sự mâu thuẫn đó khủng khiếp đến cỡ nào.
Khi được hỏi vì sao ba là người ủng hộ và yêu thương Tiên nhưng vẫn không thể làm cầu nối cho hai mẹ con, Tiên suy nghĩ mất vài giây rồi chia sẻ: “Gia đình Tiên có rất nhiều bề chìm mà những gì mọi người biết chỉ là một phần nhỏ. Ba thương con gái nhưng cũng đồng thời thương vợ. Người ở giữa luôn trong thế khó và chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Không ai có thể đứng giữa làm nhiệm vụ hàn gắn, kể cả ba. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 10.
Nói là lành 100% thì chưa, nó vẫn ở đó. Nhưng mình học được cách quen dần và vượt qua. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 12.
Đã lâu rồi Tiên không có dịp nói chuyện cùng mẹ. Tiên là con, dù bố mẹ có làm gì sai thì mình cũng không thể nói “con tha thứ”. Tiên vẫn luôn ở đây, với vai trò và trách nhiệm của một người con trong gia đình. Vẫn luôn sẵn sàng hàn gắn nếu được mẹ chấp nhận.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 13.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 14.
Mình sẽ rất cáu lúc đó nhưng không tốn thời gian để đi bới móc xem ai làm ra cái lỗi đó hay đay nghiến người ta. Tiên thích tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 15.
Việc ai người đó làm, phân chia lao động rõ ràng. Tiên thấy đó là điểm yếu nhất khi mọi người làm việc nhóm ở Việt Nam. Lười thì không nói nhưng còn có những người tham làm chuyện người khác. Người nước ngoài họ thành công vì biết vai trò của mình ở đâu và họ tập trung làm tốt vấn đề đó, tuyệt đối không can thiệp hay dẫm chân nhau - đó là nguyên tắc. Ekip của Tiên ban đầu còn không quen nhưng sau này thì cứ “thôi được rồi để bả tự làm đi". Khi Tiên đã nói mình làm được thì đừng ai đụng tới.    

Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 17.
Trong một thời gian dài, Tóc Tiên được nhiều người gắn cho hình ảnh của một cô gái mạnh mẽ, nữ quyền. Các sản phẩm âm nhạc như “Không ai hơn em đâu anh", “Walk away", “I'm in love"... cũng phần nào thể hiện thông điệp đó. Nhưng hóa ra Tiên không hề cổ vũ cho việc phụ nữ vùng lên và thay thế nhiệm vụ của một người đàn ông.
“Hôn nhân bây giờ có vẻ đã dễ dàng hơn trước. Thế hệ ba mẹ, ông bà mình ngày xưa quá vất vả trong việc vật lộn với miếng ăn nên người ta hay có câu “hôn nhân là mồ chôn tình yêu". Thời đại bây giờ thì khác. Vai trò của người phụ nữ đã có tính tự lập nhiều hơn. Ai cũng có thể làm ra tiền, đóng góp và vun đắp cho gia đình. Hai người đến với nhau ở một vị trí cân bằng, Tiên không nói là sòng phẳng.
Sòng phẳng có nghĩa là phụ nữ làm hết tất cả mọi thứ đàn ông làm như đóng đinh, lắp bóng đèn, sửa ống nước. Không nhé! Phụ nữ có thể đóng đinh, nhưng cô ấy nên nhường cho đàn ông. Let's them do theirs job.”  
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 18.
Phụ nữ mà, sinh ra đã là phụ nữ thì hãy cứ là phụ nữ, “don’t try to be a man". Tiên nói những điều này không chỉ là góc nhìn mà còn là sự đúc kết từ trải nghiệm của chính mình. Nữ quyền không có nghĩa là tôi không cần đàn ông. Và nói ra có thể hơi đụng chạm nhưng nữ quyền cũng không có nghĩa bạn phải làm single mom.  
Tiên vẫn là một người rất truyền thống và mình không ủng hộ chuyện “dating around", sau đó làm single mom và tự xem đó là nữ quyền. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 19.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 20.
Không, không bao giờ *trả lời rất dứt khoát*. Có những thứ nó gọi là bản chất, nếu đã là như vậy thì mãi mãi chỉ là như vậy. Đôi khi họ sẽ thay đổi vì sự tác động của một sự kiện, một bước ngoặt, một con người nào đó nhưng cái lõi bên trong của họ thì vẫn vậy. Sự thay đổi chỉ thuyết phục khi đến từ chính mong muốn của người đó, không phải từ sự tác động hay hy sinh của ai khác. 
Những trường hợp “vì quen người đó mà tôi đã thay đổi hoàn toàn" rất hiếm, Tiên nghĩ chỉ 1% thôi. Các bạn nữ đừng nên có suy nghĩ “tôi đã hy sinh cho anh ấy nhiều như vậy mà sao anh ấy vẫn không chọn tôi". Đây, Tiên từng là kiểu người như vậy! Đã có lúc mình nghĩ nát óc rồi tự vấn tại sao, tại sao và tại sao. Sau này Tiên mới nhận ra câu trả lời rất đơn giản: Vì đó là con người thật của họ. Còn những gì mình đã làm, thôi thì coi như… xui! 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 21.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 22.
Không nha, Tiên thấy bình thường! *cười*. Tiên chỉ bực nếu mình chưa sẵn sàng công khai mà cứ bị hỏi hoài thôi. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 23.
Nhẹ nhõm hay không thì mình chưa để ý nhưng Tiên cảm thấy được đồng cảm hơn với khán giả của mình. Có những câu chuyện dữ dội gấp trăm lần so với những gì Tiên trải qua, tuy không trả lời được nhưng Tiên đã đọc hết. Mình rất cảm động. Và sở dĩ Tiên không trả lời là vì chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ họ cần làm gì, mọi lời khuyên từ người ngoài lúc này đều sáo rỗng. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 25.
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 26.
Tiên vẫn YOLO và thích tụ họp bạn bè lắm. Chuyện gia đình không phải ưu tiên của mình lúc này. 
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 27.
Vì đã sống trong showbiz từ nhỏ nên càng lớn Tiên càng thích những thứ riêng tư, ấm cúng. Ngày cưới trong mơ của mình sẽ không hẳn là một buổi lễ mà sẽ giống như một bữa tiệc thân thiết giữa gia đình và những người bạn gần gũi nhất. Không quá 50 người là đẹp!
Tóc Tiên: “Không ai có thể đứng giữa hàn gắn tôi và mẹ, kể cả ba. Đó là một mảnh vỡ quá nát” - Ảnh 29.
Tiên nhìn vào cách mà anh ấy cư xử với những người xung quanh, với anh em, với gia đình. Nhìn vào cách mà anh ấy cố gắng giải quyết ổn thỏa một mâu thuẫn nào đó giữa mọi người. Hình ảnh đó rất đàn ông, và Tiên biết rằng đó là “the right one". 

Nhật Chung
Trương Tùng Lâm
Long Ichi
Danny Do
Nguyễn Hoàng Hiệp
Trần Hùng
Tuấn Maxx, Trường Dương
KingPro
Theo Trí Thức Trẻ05.10.2019