Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Một điều cần suy nghĩ thật sự nghiêm túc

Sáng nay mở mắt sớm, nhởn nhơ nằm lướt facebook thấy có một vụ hay hay dư lày. (Định ngồi gõ đại ý tóm tắt thôi mà sau tìm lại được đoạn trên fb nên copy paste cho nhanh - fb bạn nè https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10154977416918160&set=a.100200578159.90187.697728159&type=3&theater)
Tầm này ba năm trước, mình mặc quần ngố áo phông hồi hộp đợi chàng. Chàng cũng quần ngố áo phông, cưỡi con xe máy đến nhà mình 'rước dâu'. Cô dâu leo lên xe, hai người phi về nhà chú rể thắp hương, xong chở nhau đi ăn phở, rồi ai về nhà nấy. Nghi thức đến đây là kết thúc.
Mấy hôm sau, hai người dắt nhau ra ủy ban nhân dân phường, đặt bút ki tên vào văn bản pháp luật ràng buộc nhau vô thời hạn. Đấy là bản hợp đồng có tính cam kết và tính pháp lý ghê gớm nhất mình kí cho đến tận bây giờ. Hồi đấy kí xong vẫn hơi bàng hoàng, thế là về mặt pháp luật, mình đã gắn đời mình với một người đàn ông, mà cách đấy vài năm mình còn chưa biết có tồn tại trên thế giới.May sao, ba năm qua, chàng đã đối xử với mình rất tử tế.
Mình thấy cái ý tưởng là cần phải biết điều gì quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân đã là quý lắm rồi mà thêm vào đó, bạn ý còn giữ cho mọi thứ đơn giản để tập trung được vào điều quan trọng đó. Thật là còn quý hơn.
Ha ha đấy là quan điểm cá nhân trước một hiện tượng thú vị thôi mà.
----
Lúc sáng định viết cái này dưới dạng một bức thư gửi cho anh nào đó chả may có lẽ sẽ là chồng mình. Nhưng vừa nãy đọc được cái này về Những nạn nhân da cam không được thừa nhận "http://vnexpress.net/projects/nhung-nan-nhan-da-cam-khong-duoc-thua-nhan-3618412/index.html". Tự dưng suy nghĩ của mình thay đổi.
Nó bỗng mang một màu xám, cũng chỉ nhạt thôi, như cái lúc bỗng nhiên đi xuyên qua một đám mây mỏng vậy. Chỉ vậy thôi nhưng mình cũng chợt muốn đổi sang viết một cái gì đó với giọng văn khác hơn.
Và giờ thì mình viết như vậy.
Ngày xưa, lúc bắt đầu biết về chất độc da cam và những gì nó để lại trên các thế hệ con người mình đã có một nỗi sợ trong tâm trí. Bố mình cũng đã từng đi bộ đội, từng ở trong rừng. Mình còn nhớ láng máng đã nghe ở đâu đó cái lý do mà vì sao sau 4 năm cưới nhau bố mẹ mình mới sinh mình. Bởi vì đấy cũng chỉ là câu chuyện mà một đứa trẻ con hóng được trong những lúc chơi quẩn bên chỗ những người lớn nói chuyện, cộng với đã quá lâu rồi nên mình cũng không xác thực được độ chính xác đến đâu. Hơn nữa, chưa bao giờ mình được nghe những chuyện kiểu thế này từ một cách chính thức từ chính bố mẹ mình mà toàn là các cô các chú các bác ở xung quanh kể thôi. Vì thế độ xác thực thì mình không đảm bảo nhưng nỗi sợ của mình thì là có thật. Mỗi lần nghe, đọc gì liên quan đến chất độc da cam là nỗi sợ đó, cảm xúc đó lại quay trở lại. Vẫn cứ có cảm giác có cái gì đó đe dọa thế nào ấy.
Lúc nãy đọc bài báo kia mình có một suy nghĩ là liệu nỗi đau này còn kéo dài đến bao giờ?
Mình học ngành cũng có tí khoa học nên mình cũng hiểu ảnh hưởng của chất độc da cam là không thể tránh khỏi nếu một khi đã rải nó ra và con người đã phơi nhiễm với nó. Đấy là sự đã rồi, và chắc chắn là không thay đổi được. Vậy thì giờ chỉ có cách là tìm cách khắc phục nó.
Tất nhiên đầu tiên phải nghĩ đến là có thể làm gì để giúp đỡ những người không may bị nhiễm chất độc da cam, giúp cuộc sống của họ bớt đi các ảnh hưởng xấu do di chứng chất độc da cam. Đó là việc có thể làm với thế hệ thứ nhất nhiễm chất độc da cam.
Tiếp đó là đến thế hệ thứ hai, đó là những đứa trẻ không may có cha, có mẹ là những người nhiễm chất độc da cam và đã được sinh ra khi những kiến thức về vấn đề này chưa được biết đến nhiều. Họ vẫn là kết quả của những tình yêu đẹp, những mong muốn hạnh phúc chính đáng của những con người đã từng chiến đấu vì hạnh phúc của cả đất nước. Đối với mình thì đây là một nỗi đau không mong muốn và họ vẫn cần phải được giúp đỡ.
Nhưng đến thế hệ thứ ba... thì mình thấy có cái gì đó thật chua xót khi đọc những dòng này của bài báo:
Bằng những xoay sở kiểu Á Đông, ông bà Tiếu đã tìm được cho hai đứa con trai của mình một gia đình nhỏ.
Sao lại có thể như vậy? Mưu cầu hạnh phúc là quyền không ai có thể bác bỏ được. Tuy nhiên đấy là quyền của mỗi con người cơ mà.
???
"Nhiều trường hợp thế hệ thứ hai vẫn bình thường nhưng thế hệ thứ ba lại có vấn đề"
Mình không phủ nhận điều này. Mình hoàn toàn hiểu nguy cơ là có thật. Và thậm chí đến giờ này có những lúc mình vẫn giật mình vì cái ám ảnh: cho đến giờ này bố mình vẫn an toàn, mình vẫn an toàn thì không có nghĩa là con mình sẽ an toàn thoát khỏi cái ám ảnh màu da cam đó.
Nhưng mà nếu thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ thứ hai không biểu hiện mà đến thế hệ sau mới biểu hiện thì đấy là một tai nạn, một điều không may. Thực sự là cần thông cảm và hỗ trợ họ.
Nhưng nếu thế hệ trước đã biểu hiện rồi, đã phát hiện do di chứng chất độ da cam rồi mà vẫn còn ... kéo dài nỗi đau thì... mình thấy khó thông cảm được.
...
Quả thực đây là vấn đề rất nhạy cảm. Nó đang bấp bênh ở mé vực của sợi dây nghi ngại. Có lẽ đáng thương chăng hay có lẽ đáng trách chăng? Rất khó để rạch ròi cảm xúc.
Nhưng quả là mình thấy rất xót xa.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét