Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

những cảm nhận trong một cuối tuần cần phải thay đổi bản thân

Thứ 6 mình gặp khủng hoảng "lặp lại" - vì nó dai dẳng và có nguy cơ k chấm dứt được - và tự giải quyết bằng cách im lặng và cố quên nó đi bằng nhiều cách.. tin rác trên yahoo, đọc nốt quyển Mẹ Hổ, xem tv, xem phim...
Và may mắn là mình nhận ra nhiều thứ hơn là mình muốn.
Đọc mẹ hổ Amy Chua và nhận ra mình rơi vào tình thế như thế nào. Bình tĩnh hơn. Nói chung là có vẻ ổn lại.
Đọc tin rác, mà thực ra thì càng đọc nó sẽ càng không còn là rác nữa. Mình nhận ra cuộc sống có vẻ như những món ăn phương tây và món Nhật ý. Nhìn thì rất đẹp và rất ngon, khiến người ta rất muốn ăn, nhưng thực tế khi bắt đầu ăn nó thì không thấy nó ngon như mình đã nhìn thấy. Chí ít là với kinh nghiệm của một đứa đã từng ăn trong cantin của một cơ quan chính phủ Mỹ với những món khá đa dạng đủ các loại phong cách thì mình thấy thế. Và xã hội thì ở đâu cũng thế. Cho dù có là Hà Nội hay DC thì cũng đều hỗn tạp và có đủ loại người. Chỉ có điều là bạn hay phải tiếp xúc với loại nào mà thôi. Điều đó sẽ quyết định mức độ hài lòng và thái độ dễ chịu của bạn với cuộc sống. Như vậy thì suy ra để có một cuộc sống thoải mái không khó khăn gì lắm, chỉ cần bạn có một cái đầu tỉnh táo là ok ngay. Mỗi tội là không dễ để có được một cái đầu luôn luôn tỉnh táo và hơn nữa kể cả có rồi thì cũng không dễ để có thể được làm theo những gì mình muốn trong cái hiện thực này.
Có lẽ một lý do hiển nhiên tại sao những món ăn có dạng thập cẩm, trộn lẫn từ nhiều thành phần được chuẩn bị riêng lại là những món mà ở đâu cũng có và đều vừa mang tính đặc trưng cho một địa phương xuất phát nhưng lại có thể dễ dàng biến đổi để phù hợp với những điểm đến mới, lý do đó là, theo một cách tự nhiên, có thể gọi là bản năng, đó chính sự phản ánh xã hội con người. Một cách hoàn hảo và hiển nhiên. Nó là cảm nhận nhưng cũng là mong ước. Và vì thế tại sao nó lại dễ dàng hấp dẫn mọi người như thế.
Hôm nay đọc một số bài trên kênh 14 và ngộ ra những kiến thức rất thú vị về ẩm thực thế giới. Phomat và bơ. Pancake và waffle thì thực ra là một kiểu trộn bột từ bột mì, trứng, sữa, bơ chảy, muối và đường, đều đổ bột dày dặn và chỉ khác nhau duy nhất ở hình dáng cái khuôn để làm chín bánh, pancake thì dùng cái chảo để rán trong khi waffle lại dùng một cái khuôn đặc dụng, hình kẻ caro, chúng được dùng với mứt, thực ra là siro thì chính xác hơn, mật ong... và hoa quả, kem,... trong bữa sáng. Pancake thì mình ăn rồi nhưng mà không mê nó lắm, mà mê nhất là crepe. keke... vừa ngon và biến tấu thì vô cùng thú vị, cả ngọt và mặn. Cả buổi chiều thứ 7 ngồi xem video của Julia Child về French crepe và nhận ra nhiều điều thú vị. Thực ra mình thấy Julia Child có lẽ được yêu thích vì bà làm bếp rất đời thường, đôi khi vụng về, rơi vãi, đổ vỡ vài thứ nhưng cũng rất sang với những thứ giống trong nhà hàng. Crepe thực ra rất đơn giản và nhẹ nhàng. Bột mỳ, trứng, sữa, bơ chảy và muối. Công thức cũng chả ngặt nghèo lắm vì mình đã từng làm với nước và không có bơ. Nói chung là thế nào để cảm thấy nó mỏng, dai, dẻo và mềm, khi cuộn lại thì cảm giác thật đã miệng.. Mình yêu nó là vì thế. hj. Crepe với cream, béo ngậy và đã miệng.. ăn mãi không chán ý chứ. Thực ra công thức mình làm ở nhà có vẻ không cho ra thành phẩm đạt như yêu cầu nhưng nó cũng làm thỏa mãn mình. Thế là đủ rồi. Crepe cho phép biến tấu cơ mà. Mà cơ bản mà nói thì cái gì chả biến tấu được. Nếu không được thì còn gọi gì là thế giới nữa.
À, đấy, nhắc đến tính tuân thủ thì phải nhắc đến người Nhật và món tempura vừa chợt nhớ ra. Mình đã xem chương trình giới thiệu Nhật bản của bác Peter Barakan (cái họ không chính xác lắm) về tempura rồi. Mình rất ngạc nhiên là họ hướng dẫn làm bột để làm tempura vô cùng đơn giản. Gần như chỉ có đổ tí nước vào bát bột rồi lấy đũa khuấy khuấy lên một tí, thậm chí là còn chả cần phải đánh cho bột tan hết. Trên tv, bát bột của người ta đầy óc trâu. Thế đấy, ngoài bột và nước ra, à quên nước trứng chứ, vì đập quả trứng vào một lượng nước khá nhiều cho loãng ra rồi dùng nước đó đổ một ít vào bột rồi trộn lên, thì chả có cái gì gọi là bí quyết khó khăn cả, ví dụ như bột nở bao nhiêu, đường hay muối??, không, chả có cái gì khác gọi là đặc biệt cả. Đấy, ban đầu thì mình thấy quá choáng với kiểu đánh bột đấy.. Thế nên lúc xem master chef Việt Nam thấy bạn Nguyên Giáp hào hứng đánh bột rõ kĩ để làm tempura thì mình đã nghĩ là bạn này thất bại rồi, vì ít nhất thì rõ ràng đấy không phải là cách mà người Nhật là tempura. Quả thật là sau đấy ban giám khảo bảo tempura của bạn ý bị bột quá dai, không giòn. Nói chung là mình rất hiểu một điều, từ bệnh nghề nghiệp thôi, không hiểu rõ bản chất thì đừng làm làm gì. Nhưng quả thực là mình vẫn choáng vì không nghĩ là tempura lại đơn giản đến thế. Có cái gì đấy không đúng lắm ở đây. Thế là nhân lúc chán đời lại mò lên google và gõ "tempura", vào wikipedia và mọi chuyện trở nên rõ ràng. Mọi thứ không hề đơn giản như ta vẫn nhìn thấy, hoặc là bác Peter Barakan không làm chương trình hướng dẫn nấu ăn nên bác ý đã không đi sâu vào chi tiết cụ thể. Tất cả đều có bí quyết cả đấy. Và bí quyết với tempura là nước trộn bột và kể cả bột sau khi trộn cần được giữ lạnh và chỉ nên trộn một ít bột cho một mẻ, trộn nhanh tay và sử dụng luôn và ngay, càng để lâu thì bột sẽ chỉ càng bị dai thôi. Vì thế trên youtube người ta hướng dẫn dùng nước đá để trộn bột và trên wiki còn cung cấp một bí quyết khác là bột tempura đóng gói bán sẵn trong siêu thị là loại ít gluten vì thế bạn có thể nhởn nha hơn và không phải lo về việc giữ lạnh hay thoải mái đánh bột nhiều hay ít, lâu hay chóng. Nói chung là dùng đồ đặc dụng bao giờ cũng đơn giản hơn vì ít đòi hỏi hơn, nhưng với mình thì là kém thú vị hơn nhiều.. Nhiệt độ lạnh giúp làm chậm quá trình hoạt động của enzyme trong lúa mì bình thường, việc đánh bột quá kĩ với thời gian lâu cũng làm cho tinh bột trong bột mì thường bị gluten hóa, khiến bột dai và dẻo hơn, vì thế độ giòn và xốp cũng giảm. Những bí quyết nho nhỏ và không dễ thấy sẽ khiến cuộc sống thú vị hơn nhiều đấy :D
Nói chung là giờ mình cảm thấy đời khá hơn nhiều rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét